Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối bài: ôn tập và đánh giá cuối học kì I tiết 2

Dưới đây là giáo án bài: ôn tập và đánh giá học kì I tiết 2. Bài học nằm trong chương trình tiếng việt 4 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối bài: ôn tập và đánh giá cuối học kì I tiết 2

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối tri thức cả năm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I TIẾT 2

Luyện tập đọc hiểu văn bản

Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ

Luyện tập về dấu gạch ngang

Luyện tập về biện pháp nhân hóa

Luyện viết văn

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng các từ, câu; đọc rõ ràng câu chuyện, bài thơ, bài văn đã học (từ tuần 10 đến tuần 17), tốc độ đọc khoảng 100 – 110 tiếng trong 1 phút; biết đọc diễn cảm lời nói của nhân vật trong bài đọc; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc chỗ ngắt nhịp thơ.
  • Biết đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong những đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật. Thuộc được một số đoạn thơ đã học.
  • Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.
  • Nắm được ý nghĩa của danh từ, động từ, tính từ; nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong câu.
  • Sử dụng thành thạo biện pháp nhân hóa.
  • Nắm rõ công dụng của dấu gạch ngang.
  • Nắm được cách viết các dạng bài văn đã học.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt). Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  • Học thuộc lòng các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa cuối học kì I.
  • Đọc trôi chảy các bài văn, câu chuyện trong nửa cuối học kì I.
  1. Phẩm chất:
  • Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, sách giáo khoa.
  • Bảng phụ, máy tính, máy chiếu.
  • Phiếu học tập số 1.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

+ Các bài đọc đã học trong nửa cuối kì I.

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ; biện pháp nhân hóa, dấu gạch ngang.

+ Các dạng bài văn đã học trong nửa cuối kì I.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa cuối học kì I.

- Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa đầu học kì I.

- Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 100 – 110 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao.

- GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 100 – 110 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- GV kiểm tra một số HS theo hình thức:

+ Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp.

+ HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững các kiến thức cơ bản về danh từ, động từ, tính từ; biện pháp nhân hóa; nắm được công dụng của dấu gạch ngang.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?

+ Danh từ, động từ, tính từ được chia làm mấy loại?

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và lấy thêm ví dụ về các loại danh từ, động từ, tính từ cho HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhân hóa là gì?

+ Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì?

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức về nhân hóa.

- GV yêu cầu HS nêu công dụng của dấu gạch ngang.

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết đoạn văn tưởng tượng, cách viết hướng dẫn thực hiện một công việc, cách viết bài văn miêu tả con vật.

b. Cách tiến hành

- GV hệ thống lại các kiến thức về cách viết đoạn văn tưởng tượng, cách viết hướng dẫn thực hiện một công việc, cách viết bài văn miêu tả con vật cho HS.

 

 

 

 

 

- HS trật tự.

- Cả lớp cùng hát một bài.

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm.

 

 

- HS đọc bài trước lớp.

 

 

 

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

+ Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,…).

Có các loại danh từ sau:

·        Danh từ chỉ người

·        Danh từ chỉ vật

·        Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

·        Danh từ chỉ thời gian

+ Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Động từ được chia làm 2 loại cơ bản: động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.

+ Tính từ là từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái,…

Có 3 loại tính từ cơ bản. Đó là:

·        Tính từ chỉ đặc điểm.

·        Tính từ chỉ tính chất.

·        Tính từ chỉ trạng thái.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

+ Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

+ Nhân hóa làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi, sinh động hơn.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS nêu công dụng của dấu gạch ngang:

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và nối các từ ngữ trong một liên danh.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối tri thức cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: NIỀM VUI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN

Chat hỗ trợ
Chat ngay