Giáo án điện tử Ngữ văn 11 kết nối Bài 2 TH tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng
Bài giảng điện tử Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint Bài 2 TH tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
Em hãy lấy 1 ví dụ phá vỡ quy tắc ngôn ngữ viết trong văn học?
GỢI Ý
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
( Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
BÀI 2: CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH
TRONG THƠ TRỮ TÌNH
Thực hành tiếng Việt:
Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: Đặc điểm và tác dụng
NỘI DUNG BÀI HỌC
Củng cố kiến thức đã học
Luyện tập
HOẠT ĐỘNG 1: CỦNG CỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
Dựa vào kiến thức đã học, nhớ lại và trả lời:
- Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường là gì?
- Đặc điểm và công dụng của nó?
Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường là gì?
Để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học:
- Phải nắm vững những quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng việt.
- Biết thực hiện việc đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau.
Đặc điểm và công dụng của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường là gì?
- Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm lạ hóa đối tượng được nói đến.
- Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện.
- Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập
- Bổ sung chức năng mới cho dấu câu ( khi trình bày văn bản trên giấy)..
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1:
Chỉ ra nét độc đáo, khác lạ trong kết hợp từ “buồn điệp điệp” ở câu mở đầu bài thơ Tràng giang.
TRẢ LỜI
- Một số trường hợp có từ điệp điệp thường được sử dụng dùng trong đời sống tuy ít dùng nhưng không gây cảm giác lạ lẫm: đi điệp điệp, sóng vỗ điệp điệp, núi non điệp điệp.
- Điệp điệp là từ tượng hình tường đi với những đối tượng hay hoạt động cụ thể có thể tri giác được.
- Câu thơ đầu tiên của bài Tràng giang là:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
- Buồn là trạng thái tâm lí vốn vô hình, nhờ cách kết hợp này đã được hữu hình hóa, trở nên sống động tưởng có thể thấy được bằng giác quan thông thường.
> Câu thơ ngỡ phi lí bỗng trở nên thật độc đáo.
Nhiệm vụ 2:
Phân tích lí do khiến cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc.
GỢI Ý
- Tìm những kết hợp phổ biến có từ sâu hoặc từ chót vót: sâu thăm thẳm, sâu hun hút, cao chót vót, đứng chót vót…
- Xác định nguyên tắc sử dụng sâu và từ chót vót trong ngôn ngữ thông thường:
- Sâu chỉ cảm nhận về sự tụt vào hay tụt xuống, thể hiện hướng nhìn xuống dưới để đo khoảng cách giữa vị trí đứng của người nhìn với đáy của đối tượng được quan sát.
- Khó có thể kết hợp với chót vót dùng để miêu tả những đối tượng tồn tại ở trên cao hay cách xa chỗ đứng của người nhìn ở phía dưới.
- Trong bài thơ Tràng giang:
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
- Trước cụm từ này có từ lên điều đó cho thấy động thái ngước nhìn lên cao của nhân vật trữ tình. Nhưng khi nhìn lại nhân vật trữ tình lập tức rơi vào cảm giác chới với, rợn ngợp.
- Kết hợp sâu với chót vót là một lựa chọn nghệ thuật thỏa đáng nhằm truyền đạt được ấn tượng tổng hợp về các động thái và cảm giác nói trên.
NHIỆM VỤ 3
Hãy nhận diện và phân tích ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường được thể hiện trong hai câu thơ sau ( Tràng giang):
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Tác giả đã sử dụng hình thức đảo ngữ
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đặc điểm thưa thớt rời rạc của các cồn bãi trên và bên sông được nhấn mạnh gây ấn tượng về sự bát ngát của không gian và nỗi cô quạnh trong tâm trạng nhân vật trữ tình
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Tiếng của chợ chiều lúc “vãn” bỗng trở nên mơ hồ, bất định, như là “tiếng” vọng từ không gian vũ trụ.
NHIỆM VỤ 5
Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” trên cơ sở liên hệ đến chức năng thông thường của dấu hai chấm trong văn bản.
GỢI Ý
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
- Dấu hai chấm xác lập tương đồng đẳng giữa hai vế trong câu.
- Từ tương quan này có thể nghĩ chim nghiêng cánh nhỏ là tín hiệu hiển nhiên cho biết thời gian đã ngả về hoàng hôn.
ð Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh được tô đậm, hình ảnh không phải là kết quả của sự ghi nhận thuần túy thị giác mà là của suy nghiệm và nó xuất hiện theo logic suy nghiệm.
NHIỆM VỤ 6
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 450k /học kì - 500k /cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/ học kì - 700k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây