Giáo án gộp Khoa học 5 kết nối tri thức kì II

Giáo án học kì 2 sách Khoa học 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 2 của Khoa học 5 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Bài 16: Vòng đời và sự phát triển của động vật

Bài 17: Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: VI KHUẨN

Bài 18: Vi khuẩn xung quanh chúng ta

Bài 19: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm

Bài 20: Vi khuẩn gây bệnh ở người và cách phòng tránh

Bài 21: Ôn tập chủ đề Vi khuẩn

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bài 22: Sự hình thành cơ thể người

Bài 23: Các giai đoạn phát triển chính của con người

Bài 24: Nam và nữ

Bài 25: Chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì

............................................

............................................

............................................


BÀI MẪU

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 22: SỰ HÌNH THÀNH CƠ THỂ NGƯỜI

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:

  • Ý nghĩa của sự sinh sản ở người.

  • Quá trình hình thành cơ thể người.  

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ tìm hiểu về vai trò, đóng góp của bản thân, các thành viên trong gia đình với xã hội; quá trình hình thành cơ thể người. 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ ý kiến, trình bày kết quả nhóm. 

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người.

  • Sử dụng sơ đồ và một số thuật ngữ (trứng, tinh trùng, sự thụ tinh,...) để trình bày quá trình hình thành cơ thể người.  

3. Phẩm chất

  • Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

  • Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

  • Giáo án, máy tính, máy chiếu.

  • Hình ảnh liên quan đến bài học. 

2. Đối với học sinh:

  • SHS.

  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nêu được số lượng thành viên và các thế hệ trong gia đình mình và một số đặc điểm của mình giống bố và mẹ. 

b. Cách tiến hành: 

- GV tổ chức cho HS chia sẻ một số điều về gia đình mình:

+ Số lượng thành viên và các thế hệ trong gia đình em.

+ Em có đặc điểm nào giống bố, đặc điểm nào giống mẹ? 

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Trong mỗi gia đình có các thế hệ nối tiếp nhau. Sự nối tiếp thế hệ đó được nhờ quá trình sinh sản. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó ở bài học hôm nay Bài 22 – Sự hình thành cơ thể người – Tiết 1. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- GV yêu cầu HS đọc khung thông tin SGK trang 77, trả lời câu hỏi:

+ Sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình và xã hội?

 

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của sự sinh sản ở người

a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người  

b. Cách tiến hành: 

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và thực hiện nhiệm vụ:

Quan sát các thế hệ trong gia đình An (Hình 1) và cho biết:

+ Gia đình An có mấy thế hệ?

+ Sự thay đổi về số lượng thành viên trong gia đình An so với 10 năm trước. Sự thay đổi đó do đâu. 

BÀI MẪU

- GV mời đại diện 1 HS trình bày câu trả lời. Các HS khác lắng nghe và bổ sung. 

 

 

 

- GV nhận xét, kết luận: Sinh sản ở người tạo ra thế hệ kế tiếp nhau trong mỗi gia đình, dòng họ.                         

- GV cho HS đọc mục “Em có biết” SGK trang 77.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của sự nối tiếp các thế hệ trong mỗi gia đình và ý nghĩa đối với xã hội

a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự nối tiếp các thế hệ trong mỗi gia đình và ý nghĩa đối với xã hội. 

b. Cách tiến hành: 

- GV nêu vấn đề:

Sự sinh sản trong mỗi gia đình tạo ra các thế hệ mới, đóng góp cho xã hội. Mỗi độ tuổi con người cần phấn đấu, thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm như thế nào để thành người có ích, đóng góp cho xã hội. 

- GV yêu cầu HS nhóm đôi quan sát hình 2 SGK trang 78 và thực hiện nhiệm vụ:

Quan sát hình 2, thảo luận về ý nghĩa của sự sinh sản ở người đối với xã hội. 

BÀI MẪU
BÀI MẪU

- GV mời đại diện 1 nhóm chia sẻ trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, kết luận: Con người được sinh ra, ở mỗi độ tuổi khác nhau cần rèn luyện, phấn đấu, làm việc phù hợp với độ tuổi của mình để góp phần xây dựng và phát triển xã hội. 

- GV cho HS đọc mục “Em có biết” SGK trang 78. 

- GV phân tích thêm cho HS:

+ Một số lợi thế của lực lượng dân số đang trong độ tuổi lao động sẽ tạo ra của cải, vật chất cho xã hội, góp phần phát triển đất nước ta.

+ Hạn chế của dân số đông: nếu con người không chăm chỉ, rèn luyện phấn đấu sẽ không đóng góp xây dựng đất nước và đất nước ta sẽ trở nên nghèo đói, con người sẽ thiếu ăn,.. 

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Vận dụng 1 – SGK trang 78

a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sinh sản với gia đình. 

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế từ gia đình mình, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:

 Trong mỗi gia đình, sự sinh sản có ý nghĩa gì? 

- GV mời đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung.

 

 

 

- GV xác nhận ý kiến đúng. 

1. Vận dụng 2 – SGK trang 78

a. Mục tiêu: HS nêu được một số dự đoán xảy ra với gia đình, xã hội khi không có sinh sản. 

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:

 Điều gì sẽ xảy ra đối với gia đình và xã hội nếu không có sự sinh sản? 

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung. 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt. 

- GV lưu ý HS về nhà thể hiện sự quan tâm, lòng biết ơn với bố mẹ, ông bà vì: Ông bà đã sinh ra bố (mẹ), em đã được bố mẹ sinh ra, được chăm sóc và nuôi dưỡng, tạo điều kiện học tập. 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung Em đã học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ                                                     

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Về nhà tìm hiểu nội dung “Cơ thể người được hình thành như thế nào?”.        

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ ý kiến cá nhân về gia đình mình.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi tên bài mới. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc khung thông tin, trả lời câu hỏi:

+ Đối với gia đình: Tạo ra thế hệ mới, tiếp nối các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ.

+ Đối với xã hội: Tạo ra lực lượng lao động tiếp nối, góp phần xây dựng và phát triển xã hội. 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện HS trình bày: 

+ Gia đình An có 3 thế hệ.

+ Sau 10 năm gia đình An có thêm 2 thành viên mới.

+ Sự thay đổi đó là do mẹ sinh ra. 

- HS lắng nghe. 

 

 

- HS đọc mục “Em có biết” SGK trang 77.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.  

 

 

 

- HS trình bày: 

+ Hình 2a: Trẻ em đang học tập. Ý nghĩa của việc học tập là trẻ em khi còn nhỏ cần học tập, rèn luyện tốt, có kiến thức, kĩ năng để khí lớn lên thành người tốt, làm nhiều công việc có ích cho xã hội.

+ Hình 2b: Người nông dân đang trồng lúa, công nhân làm việc trong nhà máy. Ý nghĩa của việc làm là để cung cấp lúa gạo, thực phẩm nuôi sống con người (để ăn) và sản xuất ra các đồ dùng sử dụng trong gia đình, làm ra tiền lương nuôi gia đình. 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.  

 

 

 

 

- HS đọc mục “Em có biết” SGK trang 78. 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhóm đôi thảo luận nêu ý nghĩa của sinh sản với gia đình. 

 

 

- Đại diện nhóm nêu: 

 Đối với gia đình, dòng họ: Nhờ sinh sản mà có sự tiếp nối của các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ, các thế hệ sau thường mang một số đặc điểm giống với các thế hệ trước. 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ trong nhóm. 

 

 

- Đại diện HS trình bày:

 Nếu không có sự sinh sản, duy trì sự kế tiếp nhau của các gia đình, dòng họ thì theo thời gian con người sẽ già đi và chết. Như vậy, dần dần sẽ không còn ai tiếp tục xây dựng làng xóm, quê hương và bảo vệ đất nước, con người sẽ không còn tồn tại. 

- HS lắng nghe. 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.  

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện. 

- HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. 

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS củng cố về ý nghĩa của sự sinh sản. 

b. Cách tiến hành: 

- GV tổ chức cho HS thi vẽ nhanh sơ đồ về các thế hệ trong gia đình mình. 

- GV mời 1 HS chia sẻ sản phẩm trước lớp.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Cơ thể người được hình thành như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay Bài 22 – Sự hình thành cơ thể người – Tiết 2. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động: Tìm hiểu quá trình hình thành cơ thể người

a. Mục tiêu: HS chỉ và nói được trên sơ đồ quá trình hình thành cơ thể người. 

b. Cách tiến hành: 

- GV yêu cầu HS cá nhân đọc khung thông tin và cho biết: 

 Cơ thể người được hình thành từ đâu và trải qua những giai đoạn chính nào? 

 

 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chia sẻ trong nhóm 4 nhiệm vụ:

 Chỉ trên hình 3 và nói về quá trình hình thành cơ thể người. 

BÀI MẪU

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm lên chia sẻ nhiệm vụ.  

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tổng kết lại về quá trình hình thành cơ thể người. 

- GV cho HS đọc mục “Em có biết” SGK trang 80. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học về vi khuẩn gây bệnh ở người và cách phòng tránh để hoàn thành phiếu bài tập.

b. Cách tiến hành: 

- GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS cá nhân hoàn thành phiếu bài tập.

- GV chữa bài. Mỗi một câu, GV mời đại diện 1 HS trả lời. Các HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt lại đáp án. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS sử dụng được sơ đồ và một số thuật ngữ (trứng, tinh trùng, sự thụ tinh,...) để trình bày quá trình hình thành cơ thể người. 

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhóm đôi thảo luận hoàn thành phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét. 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt.  

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung “Em đã học”.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ                                                     

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Về nhà tìm hiểu nội dung Bài 23. Các giai đoạn phát triển chính của con người.       

 

 

 

 

- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.

 

- HS chia sẻ sản phẩm.

- HS lắng nghe. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc khung thông tin, trả lời: 

 Cơ thể người hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố qua thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển qua các giai đoạn phôi, thai cho đến khi em bé được sinh ra. 

- HS quan sát hình 3, thực hiện nhiệm vụ.  

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày: 

+ Cơ quan sinh dục của mẹ tạo ra trứng.

+ Cơ quan sinh dục của bố tạo ra tinh trùng.

+ Các tinh trùng di chuyển đến gặp trứng nhưng thường chỉ một tinh trùng chui vào kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

+ Hợp tử phát triển thành phôi trong tử cung người mẹ.

+ Phôi phát triển thành thai nhi.

+ Em bé được sinh ra. 

- HS lắng nghe. 

 

- HS đọc mục “Em có biết” SGK trang 80. 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ hoàn thành phiếu bài tập. 

 

- HS trả lời: 

Câu 1. C.

Câu 2. B. 

Câu 3. D.

Câu 4. C. 

Câu 5. D. 

Câu 6. 

(1) thế hệ.

(2) dòng họ.

(3) giống.

(4) lực lượng. 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập. 

- Đại diện nhóm trình bày:

1. 

BÀI MẪU

2. 

(1) trứng.

(2) tinh trùng.

(3) hợp tử.

(4) phôi.

(5) thai nhi. 

- HS lắng nghe. 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện. 

- HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. 

 

PHỤ LỤC

Tiết 2:

Họ tên:....................................................

PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1. Cơ thể chúng ta được hình thành từ

A. trứng của mẹ.

B. tinh trùng của bố.

C. sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.

D. tử cung. 

Câu 2. Đáp án thích hợp cần điền vào ô số 3 trong hình dưới đây là gì?

BÀI MẪU

A. Trứng.

B. Phôi.

C. Thai nhi.

D. Tinh trùng. 

Câu 3. Chọn phát biểu sai về ý nghĩa của sự sinh sản ở người.

A. Cung cấp lực lượng lao động cho xã hội.

B. Góp phần giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước.

C. Tạo ra các thế hệ tiếp nối từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình, dòng họ.

D. Làm chậm sự phát triển nền kinh tế đất nước.

Câu 4. Trong quá trình hình thành cơ thể người, phôi phát triển thành

A. hợp tử.

B. em bé.

C. thai nhi.

D. tinh trùng.

Câu 5. Em bé được sinh ra sau khoảng mấy tháng?

A. 3 tháng.

B. 5 tháng.

C. 12 tháng.

D. 9 tháng. 

Câu 6. Sử dụng các từ/cụm từ: dòng họ, lực lượng, thế hệ, giống điền vào chỗ ….. để hoàn thành đoạn thông tin về ý nghĩa của sự sinh sản ở người. 

Sinh sản ở người tạo ra (1) .................... mới, tiếp nối các thế hệ trong mỗi gia đình, (2) .................... Các thế hệ sau mang một số đặc điểm (3) .................... với các thế hệ trước. Đối với xã hội, sinh sản tạo ra (4) .................... lao động, góp phần xây dựng và phát triển xã hội. 

 

Tên nhóm:...............................................

PHIẾU HỌC TẬP

1. Sử dụng các từ, cụm từ trứng, thai nhi, thụ tinh, phôi, viết sơ đồ sự hình thành cơ thể người theo gợi ý:

BÀI MẪU

2. Dựa vào sơ đồ vừa hoàn thành, hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ .... để hoàn thành đoạn thông tin mô tả về sự hình thành cơ thể người dưới đây.

Cơ thể người được hình thành từ sự kết hợp giữa (1) .................... của mẹ và (2) .................... của bố qua thụ tinh tạo thành (3) .................... Hợp tử phát triển hình thành (4) .................... Trong tử cung của mẹ, phôi tiếp tục phát triển thành (5) .................... Khoảng 9 tháng sau thụ tinh, (6) .................... được sinh ra. 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 650k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: CHẤT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: CHẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Chat hỗ trợ
Chat ngay