Giáo án Khoa học 5 Kết nối bài 23: Các giai đoạn phát triển chính của con người
Giáo án bài 23: Các giai đoạn phát triển chính của con người sách Khoa học 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 23: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA CON NGƯỜI
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Một số giai đoạn phát triển chính của con người (tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành,...).
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ, thu thập thông tin tìm hiểu về các giai đoạn của tuổi ấu thơ, tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ ý kiến, trình bày kết quả nhóm.
Năng lực khoa học tự nhiên:
Phân biệt một số giai đoạn phát triển chính của con người (tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành,...).
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
Trách nhiệm: Chăm sóc, kính trọng người cao tuổi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
Hình ảnh liên quan đến bài học.
Phiếu học tập; Phiếu bài tập.
2. Đối với học sinh:
SHS.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 | |||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm khác biệt về vóc dáng, sức khỏe, độ tuổi của các thành viên trong gia đình. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chia sẻ : Hãy nêu một số đặc điểm về vóc dáng, sức khỏe, độ tuổi của các thành viên trong gia đình em. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ khi được sinh ra, con người sẽ trải qua các giai đoạn phát triển chính. Đó là những giai đoạn nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài Bài 23 – Các giai đoạn phát triển chính của con người – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI Hoạt động 1: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của con người a. Mục tiêu: HS xác định được tên và độ tuổi các giai đoạn phát triển chính của con người. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: Quan sát hình 1, đọc thông tin và cho biết sự phát triển của con người chia làm mấy giai đoạn, độ tuổi của mỗi giai đoạn đó. - GV mời 1 – 2 HS trả lời, HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt. - GV đặt câu hỏi thêm: Các em đang trong giai đoạn phát triển nào? Vì sao em biết? 2. TUỔI ẤU THƠ (từ lúc mới sinh đến 9 tuổi) Hoạt động 2: Tìm hiểu giai đoạn tuổi thơ ấu (từ lúc mới sinh đến 9 tuổi) a. Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm nổi bật ở các giai đoạn phát triển trong tuổi ấu thơ. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Quan sát hình 2, đọc thông tin và cho biết: + Tuổi ấu thơ có thể chia thành những giai đoạn nào? + Nhận xét sự thay đổi của trẻ ở tuổi ấu thơ. - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác chú ý lắng nghe và bổ sung.
- GV xác nhận ý kiến đúng. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Vận dụng – SGK trang 81 a. Mục tiêu: Xác định được giai đoạn phát triển của những thành viên trong gia đình của mình. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm đôi: Hãy cho biết các thành viên trong gia đình em đang ở giai đoạn nào. - GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ thông qua trò chơi “Bóng đỏ phiêu lưu kí”. GV nêu luật chơi: + GV bật nhạc bài hát “Tạm biệt búp bê thân yêu”. HS chuyền bóng quanh lớp. + Nhạc dừng ở nhóm nào thì nhóm đó sẽ chia sẻ về giai đoạn phát triển của những thành viên trong gia đình của mình. - GV nhận xét, đặt thêm câu hỏi: Trong bài hát “Tạm biệt búp bê thân yêu”, bạn nhỏ sắp phải làm gì? Đó cũng chính là mấy giai đoạn của tuổi ấu thơ? - GV tuyên dương HS có câu trả lời tốt. 2. Vận dụng 1 – SGK trang 82 a. Mục tiêu: Củng cố về một số giai đoạn phát triển của tuổi ấu thơ. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: 1. Ghép ô chữ về các giai đoạn phát triển trong tuổi ấu thơ với mô tả đặc điểm phù hợp dưới đây.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày đáp án. Các HS còn lại lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng. 3. Vận dụng 2 – SGK trang 82 a. Mục tiêu: Thu thập và giới thiệu được thông tin về các giai đoạn trong tuổi ấu thơ của bản thân. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: 2. Tìm hiểu thông tin, thu thập một số hình ảnh ở các giai đoạn trong tuổi ấu thơ của em và giới thiệu với các bạn theo gợi ý: + Tuổi của em trong ảnh. + Những việc em có thể làm ở độ tuổi trong mỗi ảnh. + Bố mẹ và người thân đã chăm sóc em lúc đó như thế nào? - GV yêu cầu HS về nhà thu thập ảnh và trình bày vào phiếu học tập.
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà thu thập thông tin trong thực tế, sách báo về vai trò của con người ở tuổi vị thành niên. |
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS mô tả: Em trai, em gái nhỏ, còn yếu; Bố mẹ, anh chị cao lớn, khỏe mạnh; ông bà già yếu,... - HS lắng nghe, ghi bài.
- HS đọc thông tin, suy nghĩ trả lời.
- HS trả lời: Sự phát triển của con người được chia làm 4 giai đoạn chính: + Tuổi ấu thơ (từ lúc mới sinh đến 9 tuổi). + Tuổi vị thành niên (từ 10 đến 19 tuổi). + Tuổi trưởng thành (từ 20 đến 60 tuổi). + Tuổi già (trên 60 tuổi). - HS lắng nghe.
- HS trả lời: Tuổi vị thành niên vì chúng em đang 11 tuổi.
- HS quan sát hình, nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ.
- HS quan sát hình, làm việc nhóm 4: Tuổi ấu thơ có thể chia thành các giai đoạn: + Dưới 1 tuổi: Trong khoảng 6 tháng đầu, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ là sữa mẹ. Trẻ tăng nhanh về chiều cao, cân nặng. Gần 1 tuổi trẻ có thể đứng vững và bắt đầu tập đi. + Từ 1 đến dưới 3 tuổi: Trẻ mọc đủ răng sữa, có thể ăn thức ăn cứng dần và đa dạng hơn, bắt đầu biết nói, đi vững và chạy nhảy. + Từ 3 đến 5 tuổi: Ngôn ngữ của trẻ phát triển; tham gia được các hoạt động như vẽ, nặn, dán,... Chiều cao, cân nặng tăng chậm hơn. + Từ 6 đến 9 tuổi: Răng sữa dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Trẻ có thể tự làm những việc chăm sóc bản thân. Hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo. - HS lắng nghe.
- HS chia sẻ cặp đôi, nêu được đúng thành viên của gia đình mình và độ tuổi của thành viên. - HS lắng nghe luật chơi, tích cực tham gia.
- HS trả lời: Bạn nhỏ chia tay trường mầm non và chuẩn bị vào lớp 1. Đó cũng chính là 2 giai đoạn của tuổi ấu thơ. - HS lắng nghe.
- HS hoàn thành nhiệm vụ.
- HS trình bày: 1 – d. 2 – a. 3 – c . 4 – d. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thu thập ảnh, chia sẻ bản thân ở tuổi ấu thơ về hình ảnh vóc dáng, một số việc bản thân có thể làm và sự chăm sóc của gia đình cho mình.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. | ||||||||||||||||||||
TIẾT 2 | |||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và kết nối vào bài học. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chia sẻ hình ảnh bản thân ở tuổi ấu thơ, một số việc bản thân có thể làm và sự chăm sóc của gia đình cho mình. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Tuổi vị thành niên là gì? Có những thay đổi nào ở tuổi vị thành niên? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở Bài 23 – Các giai đoạn phát triển chính của con người – Tiết 2. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 3. TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (từ 10 đến 19 tuổi) Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm nổi bật của con người ở tuổi vị thành niên a. Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm nổi bật của con người ở tuổi vị thành niên. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc khung thông tin trong SGK trang 82, thực hiện nhiệm vụ: Cho biết một số đặc điểm nổi bật của con người ở tuổi vị thành niên. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. Các HS còn lại lắng nghe và bổ sung.
- GV xác nhận ý kiến đúng. Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số thay đổi của nam và nữ ở tuổi dậy thì a. Mục tiêu: HS nêu được một số thay đổi của nam và nữ ở tuổi dậy thì. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 83, thảo luận nhóm 4 tìm hiểu những thay đổi ở nam và nữ ở tuổi dậy thì và hoàn thành phiếu học tập. - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm hoạt động tốt. - GV lưu ý HS: Các em đang trong độ tuổi chuyển tiếp nên chú ý và thích nghi với các thay đổi của cơ thể. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Vận dụng – SGK trang 83 a. Mục tiêu: Thu thập được từ một số nguồn khác nhau và chia sẻ về vai trò của con người ở tuổi vị thành niên. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nhắc lại nhiệm vụ giao về nhà của bài học tiết trước.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ những thông tin đã sưu tầm được với bạn cùng bàn. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận: Tuổi vị thành niên cần rèn luyện, học tập tốt để khi trưởng thành có sức khỏe thể lực, kiến thức tốt. Tuổi vị thành niên có thể làm một số công việc phù hợp để phụ giúp gia đình,... * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà tìm hiểu công việc và đóng góp cho gia đình, xã hội của 1 người trưởng thành trong gia đình em. |
- HS giới thiệu về tuổi ấu thơ của mình.
- HS lắng nghe, ghi tên bài mới.
- HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: Khi dậy thì, cơ thể tăng cường tiết hoóc-môn sinh dục dẫn đến nhiều thay đổi về ngoại hình, sinh lí, tâm lí, các mối quan hệ xã hội,... - HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành phiếu học tập.
- HS trình bày:
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại yêu cầu: Tìm hiểu trong thực tế, sách, báo,... về vai trò của con người ở tuổi vị thành niên. - HS chia sẻ nhóm đôi.
- HS chia sẻ trước lớp: Vai trò của con người ở tuổi vị thành niên là: + Việc học tập giữ vai trò chủ đạo. + Tham gia các hoạt động lao động tại gia đình: Quét dọn nhà cửa, rửa bát, giặt quần áo, nấu cơm,… + Tham gia các hoạt động khác: Thể thao, lao động, văn nghệ,… - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. | ||||||||||||||||||||
TIẾT 3 | |||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và kết nối vào tiết học. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS trò chơi “Chuyên gia tuổi dậy thì”. GV nêu luật chơi: + GV đưa ra một số hình ảnh tình huống. HS dưới lớp nhận biết và nêu những biểu hiện của tuổi dậy thì. + 1 HS trong vai trò “Chuyên gia” sẽ không được nhìn hình mà chỉ đoán dựa vào mô tả biểu hiện của các bạn. ……………. |
- HS tham gia chơi: Xuất hiện mụn trứng cá ………………. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây