Giáo án Khoa học 5 Kết nối bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
Giáo án bài 26: Phòng tránh bị xâm hại sách Khoa học 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 26: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Cảm giác an toàn và quyền được an toàn.
Những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh.
Những người đáng tin cậy.
Thực hành đưa ra yêu cầu giúp đỡ khi gặp tình huống không an toàn.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ về cảm giác an toàn, quyền được an toàn, nguy cơ dẫn đến bị xâm hại, tìm hiểu và lập danh sách “người tin cậy”.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ ý kiến, trình bày kết quả nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức đưa ra cách ứng xử phù hợp với tình huống.
Năng lực khoa học tự nhiên:
Nói được về cảm giác an toàn và quyền được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại.
Trình bày được những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
Lập được danh sách những người đáng tin cậy để được giúp đỡ khi cần.
Đưa ra được yêu cầu giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
Trách nhiệm: Giúp đỡ bạn bè có nguy cơ bị xâm hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
Hình ảnh liên quan đến bài học.
Phiếu bài tập.
2. Đối với học sinh:
SHS.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS kết nối được kiến thức đã biết với nội dung kiến thức mới của bài. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tình huống cảm thấy không an toàn mà em đã trải qua hoặc em biết.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Đôi khi chúng ta gặp phải tình huống không an toàn, thậm chí có nguy cơ bị xâm hại. Vậy, làm thế nào để biết được và phòng tránh nguy cơ đó, các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 26 – Phòng tránh bị xâm hại – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. CẢM GIÁC AN TOÀN VÀ QUYỀN ĐƯỢC AN TOÀN - GV yêu cầu HS đọc khung thông tin SGK trang 93. - GV đặt câu hỏi: Hiện nay các em đang ngồi trong lớp thì có được cảm giác như thế nào? Khi đi chơi cùng bố/mẹ, các em có được cảm giác thế nào? - GV: Vậy, nếu ở tình huống không an toàn, con người thường có những cảm giác như thế nào? Khi đó các em sẽ làm gì để đảm bảo quyền của mình, các em sẽ tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo. Hoạt động 1: Tìm hiểu dấu hiệu của bạn an toàn và không an toàn a. Mục tiêu: HS nhận diện và nêu được dấu hiệu của bạn an toàn và không an toàn. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ: Quan sát từ hình 1 đến hình 4 và cho biết: + Những biểu hiện cảm xúc của các bạn trong hình. + Bạn nào an toàn? Bạn nào đang bị xâm hại đến sự an toàn của cá nhân?
- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày. Các nhóm khác chú ý lắng nghe và nhận xét.
- GV xác nhận ý kiến đúng, bổ sung: Dấu hiệu mất an toàn có thể là lời nói, hành động trực tiếp hoặc gián tiếp từ/qua việc: + Giao tiếp không lời (bị bắt buộc đọc, nghe, nhìn,... nội dung, hình ảnh) từ những người không rõ danh tính, mối quan hệ ngoài đời, hoặc trên không gian mạng,..., biểu hiện xâm hại an toàn về tinh thần. + Bị chiếm đoạt tiền/tài sản cá nhân, biểu hiện xâm hại an toàn về vật chất, tổn thương tinh thần,... + Bị ép buộc làm điều mình không muốn, biểu hiện của xâm hại an toàn thể chất, tinh thần,... Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm để đảm bảo quyền được an toàn, phản đối mọi sự xâm hại a. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để đảm bảo quyền được an toàn, phản đối mọi sự xâm hại. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ: Theo em, bạn cần làm gì để đảm bảo quyền được an toàn, phản đối mọi sự xâm hại trong những tình huống ở các hình 1, 2, 3, 4? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày. Các nhóm khác chú ý lắng nghe và bổ sung.
- GV xác nhận ý kiến đúng. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Vận dụng 1 – SGK trang 94 a. Mục tiêu: Chia sẻ một số tình huống mà bản thân HS cảm thấy an toàn và không an toàn. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Liên hệ thực tế, nói với bạn về những tình huống em cảm thấy an toàn và không an toàn. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét. 2. Vận dụng 2 – SGK trang 94 a. Mục tiêu: Đề xuất được việc cần làm trong những tình huống không an toàn để đảm bảo quyền được an toàn, phản đối mọi sự xâm hại. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm đôi: Chia sẻ những việc em cần làm để đảm bảo quyền được an toàn của mình và phản đối mọi sự xâm hại. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày đáp án. Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét.
- GV xác nhận ý kiến đúng. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà chia sẻ với người thân về những tình huống không an toàn mà các em có thể gặp phải. |
- HS trả lời: Các tình huống, sự việc ở trong trường, ở ngoài trường khiến em cảm thấy lo lắng, băn khoăn (không an toàn): Bị bạn lấy tiền, bắt nạt, bị lạc, bố mẹ đến đón muộn,...
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS đọc cá nhân khung thông tin.
- HS trả lời: Vui, thoải mái, thích thú, bình thường,...
- HS lắng nghe.
- HS nhóm đôi hoàn thành nhiệm vụ.
- HS trả lời: + Hình 1: Bạn có vẻ mặt, lời nói thể hiện ngạc nhiên, có chút lo lắng,... khi một người không quen biết muốn làm quen qua không gian mạng,...; bị xâm hại mất an toàn về tinh thần ngay cả khi giao tiếp qua mạng. + Hình 2: Bạn có vẻ mặt sợ hãi, người co rúm lại khi bị một bạn lớn hơn dọa nạt, trấn lột tiền,... (bị bắt nạt); bị xâm hại, mất an toàn về tinh thần. + Hình 3: Bạn có vẻ mặt rạng rỡ, vui vẻ, thoải mái khi ngồi chơi cùng “ông nội”, cho thấy bạn đang có cảm giác an toàn. + Hình 4: Bạn có vẻ mặt khó chịu, thân thể và lời nói phản kháng,... khi bị một người phụ nữ ép buộc, đẩy lên xe; bị xâm hại đến thân thể,... - HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
- HS trình bày: + Hình 1: Giữ an toàn trên không gian mạng: Không để lộ thông tin, hình ảnh nhạy cảm, không kết bạn với người lạ, không chia sẻ định vị khi đang sử dụng ứng dụng trên mạng, thoát khỏi ứng dụng khi không dùng,...; chia sẻ với bố mẹ, thầy cô, người tin tưởng, gọi điện đến tổng đài 111 khi gặp các rắc rối;... + Hình 2 + 4: Phản đối sự chiếm đoạt tiền/tài sản, sự xâm hại về thể chất và tinh thần: bình tĩnh, không tỏ ra sợ hãi, tìm cách thoát khỏi tình huống đối mặt nguy hiểm; quan sát xung quanh và kêu lên để gây chú ý, tìm kiếm sự giúp đỡ; không đi một mình; không được giữ im lặng mà cần chia sẻ với bố mẹ, thầy cô, người tin tưởng,... + Hình 3: Đảm bảo an toàn của bản thân: Không ngồi gần, tiếp xúc với “người lạ” không phải là người thân trong gia đình, người quen; chỉ giao tiếp gần với bố mẹ, anh chị em ruột, ông bà;... - HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
- HS trả lời: Những tình huống em cảm thấy an toàn là: Đi chơi xa em luôn theo sát bố mẹ, không mở cửa và nhận đồ từ người lạ, không đi chơi ở đoạn đường vắng người, khoá cửa ở trong nhà khi bố mẹ đi vắng,… Những tình huống em cảm thấy không an toàn là: Chơi một mình vào lúc vắng người, mở cửa khi bố mẹ đi vắng, nhận đồ của người lạ,… - HS lắng nghe.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS trình bày: Những việc em cần làm để đảm bảo quyền được an toàn của mình và phản đối mọi sự xâm hại: + Nghe lời ông bà, bố mẹ, thầy cô dặn. + Luôn theo sát bố mẹ ở nơi đông người. + Cảnh giác với người lạ: Không nhận đồ, đi theo,… + Giữ khoảng cách an toàn khi trò chuyện với mọi người. + Khoá cửa kĩ khi bố mẹ đi vắng. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. |
TIẾT 2 | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và kết nối vào bài học. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành hai đội và tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Em được bảo vệ những gì?”. GV phổ biến luật chơi: + Mỗi đội sẽ tìm những từ khóa quan trọng trong quyền được an toàn của trẻ em và viết vào giấy khổ A3. + Trong thời gian quy định, đội nào viết đúng và được nhiều từ khóa nhất là đội thắng cuộc. - GV mời các nhóm treo lên bảng các từ khóa đã tìm được. GV tổ chức cho HS hai đội nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Trong những tình huống không an toàn có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại tình dục, đó là những tình huống nào, chúng ta tìm hiểu ở Bài 26 – Phòng tránh bị xâm hại – Tiết 2. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 2. NHỮNG NGUY CƠ DẪN ĐẾN BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH Hoạt động 1: Tìm hiểu những tình huống có nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục a. Mục tiêu: HS xác định được những tình huống có nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Quan sát các tình huống từ hình 5 đến hình 8 và cho biết những nguy cơ nào có thể dẫn đến bị xâm hại tình dục. Vì sao? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm còn lại lắng nghe và bổ sung.
- GV nhận xét, nhắc nhở HS nguyên tắc: Không ở một mình nơi vắng vẻ với “người lạ”, đặc biệt người khác giới. Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm để phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục a. Mục tiêu: HS nêu được những việc làm để phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Từ những tình huống ở hình 5, 6, 7 và 8, hãy nêu những việc làm để phòng tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm đã sáng tạo khi nêu được những việc làm phù hợp với mỗi tình huống để phòng tránh và ứng phó với nguy cơ bị xâm hại tình dục. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Vận dụng 1 – SGK trang 95 a. Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống có nguy cơ dẫn đến xâm hại tình dục mà HS biết. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4: Kể những tình huống khác có nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục mà em biết. - GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét. 2. Vận dụng 2 – SGK trang 95 a. Mục tiêu: HS rèn luyện kĩ năng ứng phó trong một số tình huống có nguy cơ bị xâm hại. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4: Lựa chọn một tình huống, đóng vai thể hiện cách ứng phó trong tình huống có nguy cơ bị xâm hại. - GV tổ chức cho 1 – 2 nhóm đóng vai. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, thể hiện cách ứng phó. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có cách ứng phó phù hợp với mỗi tình huống có nguy cơ bị xâm hại. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà vận dụng những kĩ năng đã học để nhận diện tình huống có nguy cơ và ứng phó phù hợp. ……………….. |
- HS chia đội và lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS tham gia trò chơi, tìm được các từ khóa: Bảo vệ tính mạng; bảo đảm các điều kiện sống; không bị bạo lực; không bị bỏ rơi, bỏ mặc; không bị xâm hại tình dục;... - HS lắng nghe, ghi tên bài mới.
- HS quan sát hình, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
- HS trả lời: + Hình 5: Bạn ở nhà một mình, nếu bạn cho “chú” vào nhà mượn đồ bạn có thể bất an, lo lắng từ khi chú vào nhà đến khi chú ra khỏi nhà, trường hợp xấu hơn có thể bị xâm hại ở các mức độ khác nhau,... + Hình 6: Bạn đã từng đi về nhà một mình và đã bày tỏ với mẹ không muốn như vậy. Điều này cho thấy sự lo lắng, bất an và không muốn điều đó lặp lại. Có thể trên đường về nhà bạn đã từng gặp những tình huống không an toàn nên dù chưa có tình huống nào xảy ra nhưng bạn cảm thấy không an toàn khi đi một mình;... + Hình 7: Bạn đi tham quan, cắm trại ở nơi hoang vu, vắng vẻ không có người. Bạn đi vào nhà vệ sinh một mình mà có người lạ với thái độ không thân thiện, rất khả nghi đi theo sau bạn. + Hình 8: Xung quanh không có người nào, nếu bạn bê đồ vào nhà cùng bác trai sẽ không ai biết bạn vào nhà bác. Nếu bạn bê đồ vào trong nhà cùng bác thì chỉ có một mình bạn với bác trai, không phải là người ruột thịt;... - HS lắng nghe.
- HS nhóm đôi hoàn thành nhiệm vụ.
- HS đại diện nhóm trình bày: + Hình 5: Khi ở nhà một mình, không cho người lạ (không phải người ruột thịt) vào nhà với bất kì lí do gì; trong một số trường hợp cần hỏi ý kiến bố mẹ trước khi cho người lạ vào nhà;... + Hình 6: Không đi một mình từ nhà đến trường và từ trường về nhà; đi cùng nhóm bạn hoặc sử dụng phương tiện đưa đón của nhà trường; nói với bố mẹ nhờ người tin cậy đưa đón;... + Hình 7: Không đi một mình ở nơi vắng vẻ, không có người, khi đến nơi lạ. Cần đi theo nhóm bạn;... + Hình 8: Không vào nhà hàng xóm mà chưa xin phép/thông báo trước với bố mẹ, người thân. Không ở một mình với người lạ, cần quan sát xung quanh và nhờ người giúp đỡ. Nói bác trai chờ một chút để thông báo với bố mẹ, người thân trước khi bê đồ cùng bác vào nhà;... - HS lắng nghe.
- HS nhóm 4 trao đổi, liên hệ từ hiểu biết thực tế.
- Đại diện từng nhóm chia sẻ: Những tình huống khác có nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục mà em biết: + Đi theo người lạ. + Bị lạc bố mẹ nơi công cộng. + Chơi một mình ở ven đường. + Cho người khác giới ôm,… - HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm lựa chọn một tình huống, phân vai và luyện tập thể hiện lời nói, thái độ, hành động ứng phó phù hợp với tình huống. - Đại diện nhóm đóng vai.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. ……………….. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây