Giáo án Khoa học 5 kết nối Bài 1: Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng
Giáo án Bài 1: Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng sách Khoa học 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 5 kết nối Bài 1: Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
BÀI 1: THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Một số thành phần của đất.
Vai trò của đất đối với cây trồng.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động tìm thông tin thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu bài học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm và chia sẻ trong nhóm, trình bày kết quả nhóm.
Năng lực khoa học tự nhiên:
Nêu được một số thành phần của đất.
Trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
Trách nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ của nhóm; tìm hiểu thành phần và vai trò của đất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
Hình ảnh liên quan đến bài học.
Đồ dùng thí nghiệm.
Phiếu thí nghiệm, phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
SHS.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1 | |||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nêu được một số cây trên cạn được trồng trên đất ở các nơi khác nhau. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tôi được trồng ở đâu?”: + GV lần lượt đưa ra các bức ảnh có cây trồng:
Hình 3 + HS đoán xem cây đó được trồng ở đâu. Ai có câu trả lời đúng sẽ được thưởng.
- GV khen thưởng HS sau câu trả lời đúng.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Cây có thể sống và phát triển trên các loại đất nhưng không thể trồng trên đá. Vậy trong đất có những thành phần nào giúp cho cây trồng có thể phát triển, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở Bài 1 – Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT - GV mời 1 HS đọc khung thông tin SGK trang 5 và trả lời câu hỏi: Trong đất có thành phần nào giúp cây trồng có thể phát triển? - GV: Để tìm hiểu về các thành phần có trong đất các em thực hiện các hoạt động tiếp theo. Hoạt động 1: Tìm hiểu trong đất có không khí a. Mục tiêu: HS nhận biết được trong đất có không khí. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 6 HS. GV phát đồ dùng và phiếu thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS thực hiện Thí nghiệm 1 để chứng minh trong đất có không khí và ghi vào phiếu thí nghiệm của nhóm lần lượt theo các bước: + Bước 1: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng Thí nghiệm.
+ Bước 2: Các nhóm thảo luận viết dự đoán hiện tượng xảy ra ngay sau khi thả đất vào cốc nước.
+ Bước 3: Các nhóm tiến hành thả đất vào cốc nước, quan sát hiện tượng xảy ra. GV lưu ý HS khi tiến hành làm thí nghiệm: Phải quan sát thật nhanh khi mới thả đất vào cốc nước. + Bước 4: Kết luận và so sánh với dự đoán ban đầu. - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- GV kết luận: Hiện tượng xảy ra ngay khi thả đất vào cốc nước là có bọt khí nổi lên. Thí nghiệm chứng tỏ trong đất có không khí. Hoạt động 2: Tìm hiểu trong đất có nước a. Mục tiêu: HS nhận biết được trong đất có nước. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho các nhóm HS quan sát hình ảnh minh họa Thí nghiệm 2 và mô tả thí nghiệm: - GV yêu cầu các nhóm thảo luận nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và cho biết trong đất có những thành phần nào?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi nhóm trả lời tốt. - GV kết luận: Sau khi đun ống nghiệm chứa đất thấy xuất hiện những giọt nước nhỏ bám vào thành ống nghiệm. Thí nghiệm chứng tỏ trong đất có nước. Hoạt động 3: Tìm hiểu thành phần của đất a. Mục tiêu: HS nhận biết được thành phần của đất. b. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát hình 4 và đọc thông tin về thành phần của đất: - GV yêu cầu HS: Quan sát hình 4 và cho biết ngoài không khí và nước, trong đất còn có thành phần nào? Thành phần nào có nhiều nhất ở trong đất? - GV kết luận: Trong đất có nước và không khí, chất khoáng, mùn,... C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS đọc thêm kiến thức về đất và vận dụng để nhận biết được một số loại đất. b. Cách thức thực hiện: - GV cho HS đọc nội dung mục “Em có biết” SGK trang 6. - GV yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã đọc mục “Em có biết” để phân biệt, giới thiệu các loại đất: đất cát, đất thịt, đất sét.
- GV đặt câu hỏi: Ở địa phương em trồng nhiều loại cây nào? Loại đất nào thích hợp để các cây trồng đó sống và phát triển tốt?
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung Em đã học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà tìm hiểu vai trò của đất đối với cây trồng |
- HS lắng nghe và tham gia trò chơi theo điều khiển của GV. + HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ.
+ HS trả lời: Hình 1: Cây rau cải thìa trồng trên đất trong vườn. Hình 2: Cây phi lao trồng trên đất ngoài bờ biển. Hình 3: Cây ngô được trồng trong các khe đất mà không được trồng trên đá. - HS lắng nghe, nhận thưởng nếu trả lời đúng. - HS lắng nghe, ghi tên bài mới.
- HS đọc khung thông tin, trả lời câu hỏi: Trong đất có không khí, nước, các chất dinh dưỡng (chất khoáng và mùn). - HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm 6, nhóm trưởng phân công các bạn thực hiện Thí nghiệm 1 và ghi và phiếu thí nghiệm theo từng bước GV đã hướng dẫn.
+ HS kiểm tra đồ dùng của nhóm: 1 đĩa chứa ít đất, 1 cốc thủy tinh chứa nước, găng tay. + Các nhóm đưa ra dự đoán trước khi làm thí nghiệm: có bọt nổi lên, cốc nước đục màu hơn lúc đầu, trong nước có tạp chất,... + Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
+ Các nhóm đưa ra kết luận và so sánh với dự đoán ban đầu. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác đặt câu hỏi bổ sung. - HS lắng nghe.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS so sánh và nhận xét ống nghiệm ở hình 3a trước khi đun và hiện tượng của ống nghiệm sau khi đun: + Trước khi đun ống nghiệm chứa đất không có hiện tượng gì xảy ra. + Khi đun ống nghiệm chứa đất thấy xuất hiện những bong bóng nước nhỏ bám vào thành ống. - Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình 4 và đọc thông tin.
- HS trả lời: Ngoài không khí và nước, trong đất còn có chất khoáng, mùn và một số thành phần khác. Chất khoáng chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong đất. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS đọc mục “Em có biết” SGK trang 6. - HS giới thiệu các loại đất. - HS trả lời: Trồng lúa trên đất phù sa Trồng phi lao trên đất cát Trồng rau màu trên đất thịt ....
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. |
----------------
----------------Còn tiếp----------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I + 1/2 giáo án kì II
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
- Ít nhất 6 đề kiểm tra theo cấu trúc mới: Với ma trận, đáp án, thang điểm
Phí giáo án
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 450k/môn
- Giáo án Powerpoint: 500k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 2500k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k . Lấy giáo án về dùng thực tế. THấy hài lòng thì 7 ngày sau gửi nốt phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây