Giáo án Khoa học 5 Kết nối bài 9: Mạch điện đơn giản. Vật dẫn điện và vật cách điện
Giáo án bài 9: Mạch điện đơn giản. Vật dẫn điện và vật cách điện sách Khoa học 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 5 Kết nối bài 9: Mạch điện đơn giản. Vật dẫn điện và vật cách điện
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
BÀI 9: MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN. VẬT DẪN ĐIỆN VÀ VẬT CÁCH ĐIỆN
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng gồm: nguồn điện, công tắc và bóng đèn.
Lí do sử dụng vật dẫn điện, vật cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường gặp.
Cách làm thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của mạch điện.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất cách làm thí nghiệm.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ, trình bày kết quả nhóm.
Năng lực khoa học tự nhiên:
Mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng gồm: nguồn điện, công tắc và bóng đèn.
Giải thích được lí do sử dụng vật dẫn điện, vật cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường gặp.
Đề xuất đực cách làm thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
Trách nhiệm: Sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
Hình ảnh liên quan đến bài học.
Phiếu học tập, phiếu bài tập.
2. Đối với học sinh:
SHS.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 | |||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kết nối được kiến thức HS đã biết với nội dung kiến thức của bài, tạo hứng thú học tập. b. Cách tiến hành: - GV nêu tình huống: Hãy tưởng tượng rằng chúng ta đang đi dã ngoại vào buổi tối và bất ngờ gặp sự cố mất điện. Bóng tối bao trùm xung quanh và chúng ta không thể nhìn thấy gì. Các em sẽ sử dụng đồ vật gì để giúp soi sáng đường đi? - GV mời 1 HS nêu cách giải quyết tình huống. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Bên trong đèn pin có những bộ phận nào? Vì sao khi bật công tắc đèn pin, đèn có thể phát sáng? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài Bài 9 – Mạch điện đơn giản. Vật dẫn điện và vật cách điện – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. MẠCH ĐIỆN THẮP SÁNG ĐƠN GIẢN - GV yêu cầu HS cá nhân đọc khung thông tin SGK trang 34 và thực hiện nhiệm vụ: + Chỉ cực dương và cực âm trên pin. + Điền vào sơ đồ cấu tạo bên trong của đèn pin. - GV mời 1 HS quan sát cấu tạo bên trong của một chiếc đèn pin thật và chỉ tên các bộ phận. Hoạt động: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng đơn giản a. Mục tiêu: HS mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng đơn giản. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ: + Quan sát mạch điện thắp sáng đơn giản ở hình 3 và cho biết mạch điện đó gồm có những bộ phận nào? + Chỉ ra điểm khác nhau của hai mạch điện hình 3a và 3b. + Chỉ trên hình 3a và 3b, mô tả cấu tạo, hoạt động của mạch điện thắp sáng. - GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm có câu trả lời tốt. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Vận dụng 1 – SGK trang 35 a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của khóa K (công tắc). b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS sử dụng mạch điện ở hoạt động khám phá, quan sát bóng đèn khi đóng/mở khóa K để thấy điểm khác nhau của hai mạch điện hình 3a và 3b. - GV mời đại diện 1 câu hỏi: Vì sao đèn sáng ở mạch điện hình 3a, đèn không sáng ở mạch điện hình 3b?
- GV nhận xét chốt kiến thức: Khóa K (công tắc) là bộ phận trong mạch điện dùng để đóng hoặc ngắt dòng điện. Khi đóng, mở khóa K là ta thực hiện thao tác bật hoặc tắt thiết bị. Khóa K dùng để bật hoặc tắt thiết bị. 2. Vận dụng 2 – SGK trang 35 a. Mục tiêu: HS giải thích được mạch hở thì đèn không sáng. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS cá nhân quan sát hình 4 SGK trang 35 và trả lời câu hỏi: + Vì sao đèn ở hình 4 không sáng? + Làm thế nào để đèn sáng? - GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS còn lại lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét. 3. Vận dụng 3 – SGK trang 36 a. Mục tiêu: HS tìm hiểu một số nguyên nhân đèn pin không sáng và đề xuất cách khắc phục để đèn sáng. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 hoàn thành bài tập dưới đây vào phiếu học tập: Nếu em bật đèn pin nhưng đèn không sáng, hãy chỉ ra các lí do có thể làm đèn không sáng và cách khắc phục để đèn sáng. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe và bổ sung.
- GV mời đại diện 2 nhóm giải thích: + Vì sao khi pin hỏng (hết pin) đèn không sáng? + Vì sao dây dẫn điện bị đứt đèn không sáng và khi dây được nối lại đèn lại sáng? - GV chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi HS có câu trả lời tốt. 4. Vận dụng 4 – SGK trang 36 a. Mục tiêu: HS tìm được các ví dụ về mạch điện thắp sáng đơn giản. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò “Ai nhanh, ai đúng?”: + GV mời đại diện 8 HS, chia thành hai đội. + Mỗi đội 4 HS lần lượt ghi tên các ví dụ về mạch điện thắp sáng lên bảng trong thời gian 3 phút. Đội nào ghi được nhiều kết quả đúng là đội chiến thắng. - Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương các đội tham gia chơi. - GV yêu cầu HS mô tả cấu tạo chung của mạch điện ở các thiết bị trên. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung Em đã học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập lại cấu tạo mạch điện thắp sáng đơn giản. - Về nhà tìm hiểu về vật dẫn điện và vật cách điện. |
- HS lắng nghe tình huống.
- HS trả lời: Sử dụng đèn pin để soi sáng đường đi. - HS lắng nghe, ghi tên bài mới.
- Cá nhân HS đọc thông tin và thực hiện hiện vụ:
- HS quan sát đèn pin và mô tả.
- HS nhóm 4 thảo luận thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện nhóm trình bày: + Mạch điện thắp sáng đơn giản ở hình 3 gồm các bộ phận:
+ Ở mạch điện hình 3a, khóa K đóng. Ở mạch điện hình 3b, khóa K mở. + Hoạt động của mạch điện: Khi khóa K đóng, dòng điện từ cực dương của pin chạy trong dây dẫn điện qua bóng đèn, qua khóa K tới cực âm của pin, làm đèn phát sáng. Khi khóa K mở, dòng điện không qua được khoảng trống ở khóa K nên bóng đèn không sáng. - HS lắng nghe.
- HS đóng/mở khóa K trong mạch điện và quan sát hiện tượng.
- Đại diện HS trả lời: Khi khóa K đóng, bóng đèn phát sáng vì mạch kín; khi khóa K mở, mạch điện có một khoảng trống là mạch điện hở, dòng điện không chạy qua nên đèn không sáng. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: + Trong mạch điện này, dù khóa K đã đóng nhưng một đầu dây điện không được nối với bóng đèn, tạo thành mạch hở nên đèn không sáng. + Cắm chốt điện vào lỗ cắm điện trên đế để mạch điện kín thì đèn sáng. - HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm tìm hiểu các nguyên nhân có thể làm đèn không sáng và đề xuất cách khắc phục.
- Đại diện nhóm trình bày:
- Đại diện nhóm giải thích: + Pin là nguồn cung cấp năng lượng điện. Nếu hết pin thì không có nguồn năng lượng điện để cung cấp cho bóng đèn nên đèn không sáng. + Nếu dây dẫn điện bị đứt, mạch hở nên đèn không sáng. Khi dây điện được nối lại, tạo mạch kín thì đèn sáng.
- HS lắng nghe.
- HS ghi lên bảng: Đèn pin, đèn bàn học, đèn ngủ, đèn trang trí,...
- HS lắng nghe.
- HS mô tả cấu tạo mạch điện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. | ||||||||||
TIẾT 2 | |||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS tham gia trò chơi kết nối vào bài học b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Xì điện”: + GV chia lớp thành hai đội. + GV sẽ “châm ngòi” đầu tiên và nêu tên một đồ dùng, máy móc sử dụng điện rồi chỉ vào một em thuộc một trong hai đội, em đó phải nêu được ngay tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó. Ví dụ: máy sấy tóc – làm nóng. + Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “xì điện” một bạn thuộc đội đối phương. Em sẽ nêu bất cứ đồ dùng, máy móc sử dụng điện nào thì bạn bên đội kia phải nêu được ngay tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó. + Hết 3p, đội nào nêu được nhiều đáp án đúng hơn thì đội đó giành chiến thắng. - GV nhận xét, khen ngợi HS tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Vỏ máy sấy tóc được làm bằng chất liệu gì? Vì sao tay ta cầm vào mà không bị điện giật? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở Bài 9 – Mạch điện đơn giản. Vật dẫn điện và vật cách điện – Tiết 2. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 2. VẬT DẪN ĐIỆN VÀ VẬT CÁCH ĐIỆN - GV yêu cầu cá nhân HS đọc khung thông tin SGK trang 36 và trả lời câu hỏi: + Những vật có đặc điểm như thế nào thì dẫn điện? + Vật cách điện có đặc điểm gì?
- GV: Vậy làm cách nào để biết một vật dẫn điện hay cách điện? Chúng ta cùng tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo.
|
- HS lắng nghe và tham gia trò chơi.
|
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
……Còn tiếp……
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây