Giáo án Khoa học 5 kết nối Bài 7: Vai trò của năng lượng

Giáo án Bài 7: Vai trò của năng lượng sách Khoa học 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG 

BÀI 7: VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:

Một số nguồn năng lượng thông dụng và việc sử dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tìm hiểu việc sử dụng nguồn năng lượng ở gia đình, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ ý kiến, trình bày kết quả nhóm.

Năng lực khoa học tự nhiên:

Trình bày được một số nguồn năng lượng thông dụng và việc sử dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày. 

3. Phẩm chất

  • Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

  • Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

  • Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

  • Giáo án, máy tính, máy chiếu.

  • Hình ảnh liên quan đến bài học. 

  • Phiếu học tập. 

2. Đối với học sinh:

  • SHS.

  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nêu được một số nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người bằng hiểu biết ban đầu. 

b. Cách tiến hành: 

- GV đặt câu hỏi:

+ Để tổ chức sinh nhật, các em cần có những hoạt động gì?

Vì sao nên tổ chức sinh nhật cho con? - Báo VnExpress Đời sống

+ Để thực hiện các hoạt động hát, nhảy, vận động đó, chúng ta lấy năng lượng từ đâu? 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Năng lượng các em đã kể được lấy từ đâu? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở Bài 7 – Vai trò của năng lượng   – Tiết 1. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. MỘT SỐ NGUỒN NĂNG LƯỢNG

- GV mời 1 HS đọc nội dung khung thông tin SGK trang 27. 

- GV đặt câu hỏi:

+ Khi đẩy một chiếc ô tô đồ chơi, em thấy có hiện tượng gì xảy ra? Vật nào đã cung cấp năng lượng cho hoạt động đó?

+ Khi thắp nến ở bánh ga tô, vì sao ta lại thấy có ánh sáng phát ra và tỏa nhiệt?

- GV: Tay ta làm cho xe chạy, ngọn nến cháy tỏa ra ánh sáng,... Tay ta, ngọn nến cháy được gọi là nguồn năng lượng. Trong cuộc sống hằng ngày còn có nhiều nguồn năng lượng khác, chúng ta sẽ tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo. 

Mẹ nên mua đồ chơi mô hình xe ô tô cho bé ở đâu chất lượng uy tín? Nến sinh nhật xoắn dài màu sắc 17cm (6 chiếc) - Abby - Đồ làm bánh, nấu ăn  và pha chế

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người, động vật, thực vật, máy móc,... 

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người, động vật, thực vật, máy móc,...

b. Cách tiến hành: 

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi:

Quan sát hình 1, nêu tên nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người, động vật, thực vật, máy móc,... ở mỗi hình. 

- GV hỏi gợi mở HS:

Hình 1a: Mặt trời có vai trò như thế nào đối với cây rau?

Hình 1b: Xe máy chạy được nhờ có nguồn năng lượng nào?

Hình 1c: Trâu lấy nguồn năng lượng từ đâu để sống và phát triển? 

Hình 1d: Chong chóng quay được là nhờ nguồn năng lượng nào?

Hình 1e: Để nấu chín cơm bằng nồi cơm điện, cần lấy năng lượng từ đâu?

Hình 1g: Cọn nước lấy nguồn năng lượng từ đâu để quay?

- GV mời 3 nhóm HS, mỗi nhóm trình bày 2 hình. Các nhóm khác nhận xét, lắng nghe. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, kết luận: Máy móc cần năng lượng để hoạt động. Con người, động vật và thực vật đều cần năng lượng để sống và phát triển. 

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nguồn năng lượng khác trong thực tế

a. Mục tiêu: HS nêu được một số nguồn năng lượng khác trong thực tế. 

b. Cách tiến hành: 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 6, dựa vào kiến thức đã biết và tìm hiểu thông tin về các nguồn năng lượng, thảo luận nhóm 6 để hoàn thành phiếu học tập.

- GV cho các nhóm lên thi kể các nguồn năng lượng đã trao đổi trong nhóm. Dựa vào phiếu học tập đã làm, nhóm nào kể được đúng nhiều hơn sẽ được khen thưởng. 

- GV nhận xét, chốt đáp án.  

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung Em đã học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ                                                     

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Về nhà tìm hiểu trước ở gia đình về nội dung: Gia đình sử dụng các nguồn năng lượng nào? Cho những việc gì? (hoàn thành phiếu giao việc)   

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ trả lời:

+ Các em hát, nhảy múa, nói, cười, thổi nến, tặng quà,... 

+ Các hoạt động đó lấy năng lượng từ thức ăn và nước uống.  

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi tên bài mới. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin. 

 

- HS trả lời: 

+ Khi bị đẩy, chiếc ô tô sẽ chạy về phía trước. Tay ta đã cung cấp năng lượng làm xe chuyển động.

+ Vì ngọn nến đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và tỏa nhiệt. 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, thảo luận nhóm đôi. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo câu hỏi gợi mở của GV. 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trả lời:

Hình 1a: Mặt trời cung cấp năng lượng cho rau trong vườn sống và phát triển.

Hình 1b: Xăng cung cấp năng lượng cho xe máy chở người di chuyển.

Hình 1c: Mặt trời cung cấp năng lượng cho cỏ sống và phát triển, cỏ cung cấp năng lượng cho trâu. 

Hình 1d: Gió cung cấp năng lượng cho chong chóng và tua-bin gió hoạt động.

Hình 1e: Nguồn điện cung cấp năng lượng cho nồi cơm điện nấu chín cơm, cơm cung cấp năng lượng cho con người.

Hình 1g: Nước chảy cung cấp năng lượng làm cọn nước quay. 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm 6 để hoàn thành phiếu học tập về các nguồn năng lượng. 

 

 

- Đại diện các nhóm HS thi kể về các nguồn năng lượng. 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện. 

- HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. 

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS củng cố các nguồn năng lượng thông dụng. 

b. Cách tiến hành: 

- GV tổ chức cho HS hát bài “Những lá thuyền ước mơ”

- GV đặt câu hỏi: Nhờ đâu mà những chiếc thuyền giấy của các bạn nhỏ có thể đi đến bao miền?

 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ngoài năng lượng nước chảy và năng lượng gió, con người còn sử dụng những nguồn năng lượng nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở Bài 7 – Vai trò của năng lượng – Tiết 2. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2. SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG THÔNG DỤNG 

- GV yêu cầu cá nhân HS đọc khung thông tin SGK trang 28 và trả lời câu hỏi:

+ Con người sử dụng năng lượng để làm gì?

+ Con người sử dụng nguồn năng lượng được lấy từ đâu? 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số việc sử dụng các nguồn năng lượng trong cuộc sống

a. Mục tiêu: HS nêu được một số việc sử dụng các nguồn năng lượng trong cuộc sống. 

b. Cách tiến hành: 

 

 

 

 

 

- HS nghe nhạc và cùng vui hát. 

 

- HS trả lời: Những chiếc thuyền giấy có thể đi đến bao miền là nhờ năng lượng của nước chảy và năng lượng của gió thổi. 

- HS lắng nghe, ghi tên bài mới. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin và trả lời:

+ Con người sử dụng năng lượng lấy từ thức ăn, đồ uống để sống, phát triển và vận động.

5 nhóm thực phẩm, đồ uống khiến bạn dễ bị nổi mụn

+ Năng lượng mà con người sử dụng được lấy từ tự nhiên hoặc do con người tạo ra.  

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Xem chi tiết

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay