Giáo án Khoa học 5 Kết nối bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường
Giáo án bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường sách Khoa học 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 29: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Tác động của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Một số việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên, những tác động tích cực, tiêu cực của con người đến môi trường qua các hoạt động như sưu tầm và nghiên cứu tranh ảnh, tư liệu,...
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công, chia sẻ nhiệm vụ nhóm, trình bày kết quả nhóm; thuyết phục, vận động mọi người xung quanh cùng thực hành bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Đề xuất, thực hiện được việc làm góp phần bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu rác thải, bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Năng lực khoa học tự nhiên:
Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy con người có những tác động tích cực, tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Thực hiện được một số việc làm thiết thực, phù hợp để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Xây dựng được nội dung và sử dụng cách trình bày phù hợp như dùng hình ảnh, sơ đồ,... để vận động mọi người cùng sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở địa phương.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
Trách nhiệm: Có ý thức và hành động cụ thể để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
Hình ảnh, video liên quan đến bài học.
Phiếu bài tập; Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
SHS.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 | ||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nêu được những thay đổi của các loài sinh vật khi môi trường rừng không còn. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Trong hình ảnh vừa rồi có những sinh vật nào? + Môi trường mà chúng đang sinh sống là gì? + Nếu rừng không còn nữa thì điều gì sẽ xảy ra? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày câu trả lời.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Các loài sinh vật luôn phải lệ thuộc vào môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, loài người chúng ta với ưu thế về trí tuệ và số lượng mà trong quá trình sinh sống đã có những tác động rất lớn đến môi trường. Vậy, những tác động đó gây ảnh hưởng gì tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay Bài 29 – Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - GV yêu cầu HS đọc khung thông tin SGK trang 104 và thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi: + Tài nguyên thiên nhiên là gì? + Kể tên tài nguyên thiên nhiên mà em biết. + Trong đó, những loại nào có thể cạn kiệt khi khai thác, sử dụng. + Những loại tài nguyên nào có thể sử dụng lâu dài? + Trình bày vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với con người. + Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt sẽ gây ảnh hưởng gì tới môi trường? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của con người. Tuy nhiên, nhiều tài nguyên đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Hoạt động 1: Tìm hiểu tác động của con người đến môi trường a. Mục tiêu: HS trình bày được những tác động của con người (tích cực, tiêu cực) đến môi trường b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình 2, cho biết hoạt động nào của con người tác động tích cực, tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Giải thích. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
- GV xác nhận ý kiến đúng. Hoạt động 2: Những tác động khác của con người đến môi trường a. Mục tiêu: HS nêu được những tác động khác của con người (tích cực, tiêu cực) đến môi trường. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS: Kể những hoạt động khác của con người tác động tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. Các HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS trình bày thông tin, bằng chứng về hoạt động có tác động tích cực và tiêu cực của con người tới môi trường, chia sẻ cảm nhận của bản thân. b. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Tìm hiểu tác động của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo gợi ý: + Thu thập thông tin, bằng chứng về tác động tích cực, tiêu cực của con người tới môi trường (đất, nước, không khí) và tài nguyên thiên nhiên. + Trình bày thông tin, bằng chứng dưới dạng bài viết hoặc tranh vẽ. + Chia sẻ cảm nhận của em về tác động của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà vẽ tranh với nội dung là tác động của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, suy nghĩ xem bản thân có cảm nhận gì qua những tác động đó và nộp lại vào tiết học sau. |
- HS thảo luận nhóm đôi, nêu ý kiến.
- HS trả lời: + Cây cối trong rừng và loài chà vá chân đen. + Môi trường rừng (có thực vật, động vật). + Đàn chà vá và chân đen sẽ không còn nơi ở, không có thức ăn nên có thể bị tuyệt chủng; Các con vật, cây cối cũng mất theo. - HS lắng nghe, ghi bài.
- HS đọc thông tin, thảo luận trả lời câu hỏi.
- HS đại diện nhóm trình bày: + Tài nguyên thiên nhiên là những gì có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. +
+ Rừng bị tàn phá dẫn đến lũ lụt, biến đổi khí hậu. + Dầu mỏ, than đá bị khai thác hết dẫn đến không còn chất đốt cho sản xuất và sinh hoạt. + Nước ngọt/nước ngầm cạn kiệt gây thiếu nước sinh hoạt, bệnh dịch,... - HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
- HS trả lời: Hoạt động tích cực: + Hình 2a: Đốt rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp (Gây mất tài nguyên rừng, các loài động vật mất nơi ở, thiếu thức ăn; mất rừng gây lũ lụt,...). + Hình 2c: Phun thuốc trừ sâu hóa học (Thuốc trừ sâu hóa học làm chết hết các loài sinh vật trên đồng ruộng, mất đa dạng sinh học, gây hại cho cơ thể người phun thuốc, gây ô nhiễm đất trồng...). + Hình 2g: Xả rác, chất thải xuống sông, hồ (Chất thải và rác xả bừa bãi xuống sông, hồ gây ô nhiễm nước, làm chết các loài sinh vật). + Hình 2h: Khai thác vàng gây sạt lở đất (Khai thác vàng khiến cả vùng đất bị đào bới, cây cối và các loài thú không có nơi sinh sống, gây sạt lở đất nguy hiểm cho con người). Hoạt động tiêu cực: + Hình 2b: Trồng rừng (Giúp điều hòa khí hậu, động thực vật phát triển,...). + Hình 2d, e: Sản xuất điện từ gió, năng lượng mặt trời (Hai nguồn tài nguyên này sẵn có trong tự nhiên và khi khai thác không tạo ra chất thải gây hại môi trường). - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS trình bày: Hoạt động khác của con người tác động tích cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên: + Dọn vệ sinh sạch sẽ tại gia đình, khu dân cư, nơi công cộng, bãi biển,… + Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. + Xử lí nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. + Thu gom và xử lí rác thải. + Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo vệ rừng, tài nguyên quốc gia… Hoạt động khác của con người tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên: + Chặt phá rừng lấy gỗ, thuốc quý,… + Đánh bắt động vật quý hiếm. + Dùng kích điện đánh bắt hải sản. + Xả rác bừa bãi… - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe nhiệm vụ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. | |||||||||
TIẾT 2 | ||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nhắc lại về hoạt động có tác động tích cực và tiêu cực của con người tới môi trường, chia sẻ cảm nhận của bản thân. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS tham gia cuộc triển lãm trang “Em là nhà hoạt động môi trường”: + Chọn một số bức tranh vẽ có nội dung đúng yêu cầu, hình thức thể hiện đẹp. + Trưng bày thành 2 nhóm: tác động tích cực, tác động tiêu cực. + Mời tác giả bức tranh lên chia sẻ về nội dung và cảm nhận.
- GV tổng kết triển lãm, khen ngợi HS - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Trước những thực tế đáng báo động về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường đó, em có suy nghĩ gì? Đó chính là nhiệm vụ của tiết học hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 29 – Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường – Tiết 2. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 2. MỘT SỐ VIỆC LÀM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hoạt động 1: Tìm hiểu một số việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên a. Mục tiêu: HS trình bày được một số việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu: Quan sát hình 3 và cho biết ý nghĩa của mỗi hoạt động đối với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. - GV chia lớp thành các nhóm 6, giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Quan sát kĩ mỗi hình nhỏ ở hình 3. + Cho biết việc làm ở mỗi hình đó nhằm mục đích gì? Hoạt động đó có ý nghĩa gì với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? - GV gợi mở thêm cho HS: + Hình 3a: Quy trình ủ phân hữu cơ từ rác thải gồm 3 bước: (1) Tách rác thải hữu cơ ra khỏi các loại rác thải khác. (2) Ủ rác hữu cơ với đất hoặc chế phẩm vi sinh. (3) Trộn phân vi sinh với đất rồi trồng cây. Đó là một vòng tuần hoàn khép kín giúp hạn chế rác thải. + Những kiểm lâm viên có nhiệm vụ gì? + Vì sao cần xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường? + Ngoài khu bảo tồn thiên nhiên Cát Bà, em còn biết khu bảo tồn thiên nhiên nào khác ở nước ta? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm báo cáo kết quả hoạt động. Các nhóm khác chú ý lắng nghe và bổ sung. ……………….. |
- HS mang tranh của mình lên gắn bảng, chia sẻ về nội dung tranh và cảm nhận: + Lo lắng tài nguyên bị cạn kiệt. + Sợ môi trường ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe. + Được sử dụng pin mặt trời nên vui vì tiết kiệm được tiền điện. + Được đi đến tham quan cánh đồng điện gió. + Lo lắng có nhiều dịch bệnh do ô nhiễm,... - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi tên bài mới.
- HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe nhiệm vụ, thảo luận nhóm 6 thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe.
- HS đại diện nhóm trình bày: + Hình 3a: Quy trình ủ phân hữu cơ từ rác thải khép kín giúp hạn chế rác thải, tái sử dụng rác thải, cải tạo đất trồng,... + Hình 3b: Kiểm lâm tuần tra rừng: quản lí, bảo vệ rừng khỏi việc bị chặt phá bừa bãi, phát hiện, ngăn chặn cháy rừng kịp thời,... + Hình 3c: Khu bảo tồn thiên nhiên cho phép giữ gìn các quần thể sinh vật, các hệ sinh thái. ………………. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây