Giáo án Khoa học 4 chân trời bài 15: Thực vật cần gì để sống và phát triển?
Giáo án Bài 15: Thực vật cần gì để sống và phát triển? sách Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 4 chân trời bài 15: Thực vật cần gì để sống và phát triển?
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬTBÀI 15: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN?
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS:
- Nhận biết được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật (ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng và nhiệt độ) thông qua thí nghiệm hoặc quan sát tranh ảnh, video clip.
- Trình bày được thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần cho sự sống.
- Vẽ được sơ đồ đơn giản (hoặc điền vào sơ đồ cho trước) về sự trao đổi khí, nước, chất khoáng của thực vật với môi trường.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Nêu được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật.
- Vẽ được sơ đồ đơn giản về sự trao đổi khí, nước, chất khoáng của thực vật với môi trường.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các hình trong bài 15 SGK, phiếu học tập, dụng cụ, vật liệu làm thí nghiệm như mô tả ở hình 10 trang 62 SGK.
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
- Đối với học sinh:
- SGK.
- VBT.
- Các thẻ bìa, dây buộc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về thức ăn của thực vật, về việc làm thế nào để thực vật có thể sống và phát triển. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK, trang 58). - GV đặt câu hỏi: + Cây đậu có cần thức ăn để sống và phát triển không? + Thức ăn của cây đậu là gì? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong mô tả cảm nhận của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Thực vật cần gì để sống và phát triển? (tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật a. Mục tiêu: HS nhận biết được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật (ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng và nhiệt độ) thông qua thí nghiệm hoặc quan sát tranh ảnh, video clip. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát từng cặp các chậu cây ở cùng điều kiện thí nghiệm và các cặp cây ở thí nghiệm 1, 2, 3, 4 với cây đối chứng. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mô tả để hoàn thành phiếu quan sát theo gợi ý trang 60 SGK (phiếu được đính kèm ở cuối bài). - GV đặt câu hỏi gợi ý: + Hãy cho biết các điều kiện chăm sóc cây như nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng, nhiệt độ thích hợp cho cây đối chứng. + Hãy cho biết các điều kiện chăm sóc cây như nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng, nhiệt độ thích hợp cho các cây ở thí nghiệm 1, 2, 3, 4. + Cây ở thí nghiệm 1, 2, 3, 4 vào ngày thứ 8 có hiện tượng gì? Vì sao cây lại có trạng thái như vậy? + Vì sao cây đối chứng ở ngày thứ 8 vẫn sống và phát triển như bình thường. - GV mời đại diện 2- 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận. - GV mời đại diện 2- 3 HS xung phong nêu kết luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và kết luận lại: Cây xanh cần nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng và nhiệt độ thích hợp để sống và phát triển. Nếu thiếu một trong các yếu tố quan trọng này thì cây không thể phát triển bình thường, nếu kéo dài thì cây sẽ chết. Hoạt động 2: Đố em a. Mục tiêu: HS hiểu và vận dụng được các kiến thức đã học về các yếu tố cần thiếu cho cây sống và phát triển để giải thích tình huống thực tế. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 7 (SGK, trang 60). - GV đặt câu hỏi: Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài thì những cây lúa ở trong hình có sống và phát triển không? Giải thích. - GV mời đại diện 2 - 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra đáp án: Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài thì những cây lúa ở trong hình 7 sẽ không thể phát triển được vì cây bị thiếu nước. Nếu kéo dài tình trạng này thì cây sẽ chết. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Làm bài tập trong VBT. - Quan sát, sưu tầm tranh ảnh về cây bị thiếu nước, thiếu ánh sáng, thiếu không khí khiến cây không thể sống và phát triển bình thường được, có thể dẫn đến cây bị chết. |
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời: + Cây đậu có cần thức ăn để sinh sống và phát triển. + Thức ăn của cây đậu là ánh sáng, không khí, nước, chất dinh dưỡng ở trong đất. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời (phiếu trả lời được đính kèm ở cuối bài).
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS nêu kết luận.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 2 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các yếu tố cần thiết để cây xanh có thể sống và phát triển bình thường, tự tổng hợp chất dinh dưỡng để nuôi cây. b. Cách thức thực hiện: - GV cho HS xem các cây xanh ở trong khuôn viên trường mà HS có thể nhìn thấy khi ngồi trong lớp. - GV đặt câu hỏi: Để cây xanh sống và phát triển thì cần phải có những yếu tố nào? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng. - GV đặt câu hỏi: Các yếu tố cần thiết là nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng và nhiệt độ thích hợp có phải là thức ăn của cây xanh không? Thức ăn cho cây xanh được lấy từ đâu? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học: Thực vật cần gì để sống và phát triển? (tiết 2). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá sự trao đổi khí, nước và chất khoáng của thực vật với môi trường; khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của thực vật a. Mục tiêu: HS trình bày được thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần cho sự sống thông qua sơ đồ đơn giản. HS hiểu và vẽ được sơ đồ đơn giản (hoặc điền vào sơ đồ cho trước) về sự trao đổi khí, nước, chất khoáng của thực vật với môi trường. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin trong hình 8 (SGK, trang 61). - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: + Trong quang hợp, cây xanh lấy vào, thải ra khí gì? Sự trao đổi khí ở hô hấp khác gì với sự trao đổi khí ở quang hợp? + Cây xanh lấy nước và chất khoáng nhờ bộ phận nào? Thân và lá đóng vai trò gì trong sự trao đổi nước và chất khoáng ở cây xanh? + Cây xanh tự tổng hợp chất dinh dưỡng nhờ những yếu tố nào? Sự tổng hợp chất dinh dưỡng được thực hiện ở bộ phận nào của cây xanh? Quá trình này gọi là gì? - GV mời đại diện 2- 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng. - GV rút ra kết luận về khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng của cây xanh thông qua quá trình quang hợp, vai trò của các bộ phận chính (lá, thân, rễ) của cây xanh đối với quá trình quang hợp:
|
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời: Các yếu tố cần thiết là nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng và nhiệt độ thích hợp. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Các yếu tố cần thiết cho cây xanh: nước, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, chất khoáng không phải thức ăn của cây xanh. Thức ăn, chất dinh dưỡng để cây xanh sống và phát triển do cây tự tạo ra thông qua quá trình quang hợp. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời: + Trong quang hợp, cây xanh lấy vào khí các-bô-níc, thải ra khí ô-xi. Sự trao đổi khí ở hô hấp khác với sự trao đổi khí ở quang hợp ở chỗ: cây xanh lấy vào khí ô-xi, thải ra khí các-bô-níc. + Cây xanh lấy nước và chất khoáng nhờ rế. Thân cây giúp cây vận chuyển nước và chất khoáng lên các bộ phận phía trên của cây xanh. Nhờ đó, lá có nước để thực hiện quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng nuôi cây. Một phần nước được thoát ra ngoài dưới dạng hơi nước qua lá. + Cây xanh tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp. Sự tổng hợp chất dinh dưỡng được thực hiện ở lá. Quá trình này gọi là quá trình quang hợp. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm