Giáo án Khoa học 4 chân trời Bài 26: Thực phẩm an toàn
Giáo án Bài 26: Thực phẩm an toàn sách Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 4 chân trời Bài 26: Thực phẩm an toàn
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 26: THỰC PHẨM AN TOÀN
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS:
- Nêu được tóm tắt thế nào là thực phẩm an toàn và lí do cần phải sử dụng thực phẩm an toàn.
- Nhận biết được một số dấu hiệu thực phẩm an toàn thông qua vật thật hoặc tranh ảnh, video clip.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Nhận biết được thực phẩm an toàn, những việc không nên làm để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Vận dụng khảo sát, nhận biết về một số thực phẩm an toàn, không an toàn và đưa ra các nguyên nhân, giải pháp
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các hình trong bài 26 SGK.
- Bảng theo dõi việc sử dụng thực phẩm an toàn, giấy A4, phiếu điều tra thực phẩm an toàn.
- Đối với học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số thức ăn không an toàn để dẫn dắt vào bài học mới. b. Cách thức thực hiện: - GV cho HS quan sát Hình 1 trang 94 SGK - GV đặt câu hỏi: Miếng bánh mì bạn Nam chuẩn bị ăn có gì đặc biệt? Theo em, điều gì có thể xảy ra với bạn Nam nếu bạn ấy ăn các lát bánh mì này? - GV yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra các tình huống có thể xảy ra nếu bạn Nam ăn miếng bánh mì mốc - GV mời 2 – 3 HS trả lời - GV nhận xét chung, giải thích cho HS: Ăn bánh mì mốc có thể gây ngộ độc, lâu ngày có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư,… - GV dẫn dắt vào bài học: Thực phẩm an toàn (Tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận biết thực phẩm an toàn a. Mục tiêu: HS nêu được tóm tắt thế nào là thực phẩm an toàn b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nhóm đôi quan sát hình 2 – 9 và thảo luận trả lời các câu hỏi: + Thực phẩm trong các hình dưới đây có an toàn không? Vì sao? + Chúng ta nhận biết thực phẩm an toàn qua những dấu hiệu nào?
- GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp, các HS còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét - GV cho HS đọc thêm mục Em đã học được - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Thực phẩm an toàn được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm vi sinh vật, nhiễm hóa chất; không bị ôi, thiu, dập nát; không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng Hoạt động 2: Lập bảng theo dõi việc sử dụng các loại thực phẩm an toàn của gia đình trong một ngày a. Mục tiêu: HS nhận biết và có ý thức theo dõi việc sử dụng thực phẩm an toàn trong gia đình và trong cuộc sống b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi, hoàn thành bảng theo dõi việc sử dụng thực phẩm an toàn SGK trang 100 vào giấy A4. - GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ bảng theo dõi việc sử dụng thực phẩm an toàn của nhóm mình trước lớp; các cặp còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét - GV khen ngợi nhóm sử dụng nhiều thực phẩm an toàn và viết được dấu hiệu nhận biết - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Cần quan sát, kiểm tra thực phẩm trước khi sử dụng; tránh ăn phải thực phẩm đã bị ôi thiu, không đảm bảo an toàn * CỦNG CỐ - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Làm bài tập trong VBT. - Về nhà hoàn thiện bảng theo dõi thực phẩm an toàn vào vở và chuẩn bị các nội dung trong phiếu điều tra thực phẩm an toàn SGK trang 102 để chuẩn bị cho Tiết 2. |
- HS quan sát hình
- HS chú ý lắng nghe câu hỏi
- HS suy nghĩ đưa ra các tình huống có thể xảy ra.
- HS xung phong trả lời theo ý kiến cá nhân - HS lắng nghe, tiếp thu
- HS chuẩn bị vào bài.
- HS nhóm đôi quan sát hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi: + Hình 2: Thực phẩm (rau quả) được trồng sạch, an toàn, không có thuốc trừ sâu,… + Hình 3: Thực phẩm cần được bảo quản trong tủ lạnh + Hình 4: Ăn thức ăn nấu chín (thức ăn được nấu chín sẽ không bị nhiễm khuẩn) + Hình 5: Thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế + Hình 6: Thực phẩm còn hạn sử dụng + Hình 7: Thực phẩm tươi, sạch, không bị dập nát + Hình 8: Thực phẩm được chế biến không hợp vệ sinh, ruồi bâu + Hình 9: Thực phẩm quá hạn sử dụng, bị nấm mốc
- Các cặp xung phong trình bày
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.
- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn, làm việc theo cặp.
- HS xung phong chia sẻ bảng theo dõi việc sử dụng thực phẩm an toàn của nhóm mình.
- HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS thực hiện theo yêu cầu. |
TIẾT 2 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về thực phẩm an toàn. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò “Nhìn người đoán bệnh”: + GV chia lớp thành 4 đội. + GV đưa lần lượt các thẻ từ có ghi một số triệu chứng khi ăn thực phẩm không an toàn như nôn, đau bụng,… + GV mời HS bất kì lên chọn thẻ từ và diễn tả lại bệnh được ghi trong thẻ. Nhóm nào nói nhanh và đúng, nhóm đó sẽ giành được điểm + Đội nào được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng. GV và các bạn còn lại làm trọng tài - GV nhận xét, khen nhóm có câu trả lời đúng và dẫn dắt vào bài học: Thực phẩm an toàn (Tiết 2). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu vì sao cần sử dụng thực phẩm an toàn a. Mục tiêu: HS nêu được lí do cần phải sử dụng thực phẩm an toàn thông qua các hình ảnh và hoạt động b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 10 – 13 SGK trang 101 và trả lời câu hỏi: Chỉ ra những dấu hiệu không an toàn của thực phẩm trong mỗi hình. Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta ăn phải các thực phẩm đó? Vì sao? - GV mời đại diện 2 – 3 HS lên bảng trình bày dấu hiệu nhận biết thực phẩm không an toàn trong các hình - GV mời 2 - 3 HS kể tên một số thực phẩm không an toàn khác và nêu tác hại khi sử dụng các loại thực phẩm đó. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Sử dụng thực phẩm không an toàn như thực phẩm chứa thuốc trừ sâu, chất tạo màu,…; chế biến ở nơi không hợp vệ sinh có thể bị đau bụng, nôn, tiêu chảy,…; trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. Hoạt động 2. Xử lí tình huống a. Mục tiêu: HS nhận biết những việc, thói quen không nên làm để đảm bảo an toàn thực phẩm. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 14, 15 SGK trang 110, thảo luận cặp đôi, đóng vai để xử lí các tình huống trong hình thông qua câu hỏi gợi ý: + Em có nhận xét gì về việc làm của những người trong mỗi tình huống? + Chia sẻ với bạn những việc em và gia đình đã làm để đảm bảo sử dụng thực phẩm an toàn
- GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ hoặc đóng vai các tình huống như hình 14, 15 trước lớp - GV gợi mở để HS nêu thêm những việc không nên làm hoặc nên làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhà và ở trường: Không mua quà vặt ở cổng trường, không mua kẹo bánh có phẩm màu sặc sỡ không rõ nguồn gốc,… - GV mời HS trả lời và nhận xét lẫn nhau. GV khen ngợi nhóm HS có câu trả lời tốt, sáng tạo. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Không ăn tiết canh và những thực phẩm chưa được nấu chín; vận động người thân không sử dụng chất kích thích (như thuốc tăng trọng) trong chăn nuôi,... Hoạt động 3. Em tập làm nhà khoa học a. Mục tiêu: HS bước đầu tập làm nghiên cứu khoa học qua việc điều tra, khảo sát, nhận biết sâu sắc hơn về một số thực phẩm an toàn, không an toàn và đưa ra được nguyên nhân, giải pháp. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc phiếu điều tra thực phẩm an toàn SGK trang 102 và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu trên khổ giấy A4. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp; các HS khác chú ý lắng nghe để nhận xét. - GV khen ngợi nhóm có phiếu điều tra chính xác, chi tiết và có giải pháp sáng tạo,… - GV cho HS đọc thêm mục Em tìm hiểu thêm - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chúng ta cần: nuôi trồng, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; giữ vệ sinh cá nhân và khu vực ăn uống, giữ vệ sinh môi trường xung quanh,… Chúng ta cần sử dụng thực phẩm tươi, sạch; không có màu sắc và mùi vị lạ; chế biến thực phẩm bằng nước và dụng cụ sạch; bảo quản hợp vệ sinh,… * CỦNG CỐ - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Làm bài tập trong VBT. - Về nhà thực hiện những việc làm đảm bảo an toàn thực phẩm, vận động người thân và bạn bè có ý thức sử dụng, chế biến thực phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Chuẩn bị cho Bài 27 – Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng |
- HS chú ý lắng nghe GV phổ biến luật chơi, tích cực tham gia.
- HS chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi: + Hình 10: Dấu hiệu không an toàn là thực phẩm bị phun thuốc trừ sâu. Nếu sử dụng thực phẩm có phun thuốc trừ sâu không đúng quy định sẽ dẫn tới cơ thể bị nhiễm độc, nôn mửa và lâu dần có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư,… + Hình 11: Dấu hiệu không an toàn là thực phẩm có sử dụng phẩm màu. Sử dụng phẩm màu công nghiệp để chế biến thực phẩm gây hại sức khỏe con người và gây nhiều bệnh nguy hiểm,… + Hình 12: Dấu hiệu không an toàn là thực phẩm được chế biến không sạch sẽ, gần nơi đổ rác, có ruồi bâu. Nấu ăn và ở nơi gần rác, ruồi, gián,… có thể làm cho thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, người ăn phải có thể mắc bệnh tả, lị, nôn mửa,… + Hình 13: Dấu hiệu không an toàn là thực phẩm được chế biến trên dụng cụ bị mốc. Chế biến thực phẩm trên thớt mốc và các đồ dùng không hợp vệ sinh sẽ dẫn đến ngộ độc, có thể mắc bệnh về đường tiêu hóa, nếu sử dụng lâu ngày có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư,…
- HS xung phong trình bày
- HS xung phong trả lời
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát Hình 14, 15, thảo luận nhận xét về những việc làm trong các tình huống: + Hình 14: Khi ăn tiết canh và gỏi cá là những thực phẩm chưa được chế biến kĩ, con người ăn phải rất dễ bị nhiễm giun sán gây đau bụng, ngộ độc, tiêu chảy. + Hình 15: Cho lợn tiêm thuốc tăng trọng sẽ khiến lợn tăng trưởng nhanh hơn, béo tốt hơn nhưng khi con người ăn phải những con lợn được tiêm tăng trọng thì sẽ bị ngộ độc, tiêu chảy, tăng huyết áp, nhức đầu, buồn nôn. Đặc biệt việc sử dụng thuốc tăng trọng cho động vật đã bị cấm sử dụng. Nên việc tiêm thuốc cho lợn như ở hình 15 và sai quy định. Những việc mà em và gia đình đã làm để đảm bảo sử dụng thực phẩm an toàn là: + Mua thực phẩm ở những nơi uy tín như siêu thị. + Tự trồng các loại rau đơn giản trong thùng xốp. + Rửa rau với nước muối để loại bớt giun sán,… - HS trả lời, nhận xét lẫn nhau.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS làm việc nhóm, hoàn thành phiếu điều tra thực phẩm an toàn
- Đại diện nhóm xung phong trình bày
- HS lắng nghe
- HS đọc mục Em tìm hiểu thêm
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS thực hiện theo yêu cầu. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm