Giáo án Khoa học 4 chân trời Bài 25: Ăn uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh

Giáo án Bài 25: Ăn uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh sách Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 4 chân trời Bài 25: Ăn uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 25: ĂN, UỐNG KHOA HỌC ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH

 (3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau, hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày
  • Nêu được ở mức độ đơn giản về chế độ ăn uống cân bằng
  • Nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nhận biết được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau, hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Vận dụng kiến thức về bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinh dưỡng của trẻ em vào bữa ăn thực tế hằng ngày
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 25 SGK.
  • Phiếu điều tra.
  1. Đối với học sinh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi những kiến thức các em đã học được ở bài trước về các nhóm chất dinh dưỡng để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS đọc câu hỏi trong SGK trang 94: Hãy kể tên các món ăn mà gia đình em đã ăn trong vài ngày gần đây. Chúng chứa đủ các thành phần dinh dưỡng và năng lượng không?

- GV yêu cầu từng cặp HS kể tên các món ăn mà gia đình ăn trong vài ngày gần nhất và nhận xét về các bữa ăn đó đã đủ các thành phần dinh dưỡng và năng lượng chưa.

- GV mời một số HS trả lời.

- GV nhận xét chung, giải thích cho HS: Ăn uống hợp lí, cân đối giữa các loại thức ăn rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người,…  

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Ăn, uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết được vì sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn

a. Mục tiêu: HS trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau và hoa quả.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình, đọc các thông tin về các nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vi-ta-min và chất khoáng trong SGK trang 94, 95 và trả lời các câu hỏi:

+ Thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật, thức ăn nào có nguồn gốc từ thực vật?

+ Thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ động vật có ích lợi gì?

+ Thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ thực vật có ích lợi gì?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu chất bột đường, vi-ta-min và chất khoáng?

+ Theo em, cần ăn phối hợp các loại thức ăn như thế nào để cơ thể khỏe mạnh?

- GV mời 2 – 3 cặp HS trả lời. Các HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận:

Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không có loại thức ăn nào chứa đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể

Hoạt động 2: Trao đổi, thảo luận

a. Mục tiêu: Kiểm tra hiểu biết của HS về việc phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhóm đôi quan sát các hình 1, 2, 3 SGK trang 95 rồi thảo luận trả lời các yêu cầu trong SGK:

+ Hãy chỉ ra các chất dinh dưỡng, năng lượng có trong mỗi suất ăn dưới đây

+ Em nên chọn suất ăn nào? Vì sao?

+ Điều gì sẽ xảy ra đối với cơ thể nếu chúng ta thường xuyên ăn một hoặc hai loại thức ăn trong một thời gian dài?

- GV mời một số HS lên trả lời và liên hệ với bữa ăn hằng ngày, khuyến khích HS vận dụng các kiến thức đã học để phân tích rõ thành phần và vai trò của từng loại thức ăn

- GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng

- GV đưa ra kết luận:

Mỗi suất ăn cần phải có đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo từ động vật và thực vật; chất bột đường; vi-ta-min; chất khoáng.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của

HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Về nhà điều tra và ghi chép về bữa ăn trong ba ngày ở nhà hoặc ở trường để chuẩn bị cho tiết học tới

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi trong SGK trang 94

 

 

 

 

- Từng cặp HS thực hiện nhiệm vụ

 

 

 

 

- HS xung phong trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi:

+ Thức ăn có nguồn gốc từ động vật là: Thịt lợn, bò, gà, cá, thịt mỡ, cua.

+ Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật là: Đậu, bơ, lạc, vừng, hoa quả, rau củ,...

+ Những thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ động vật cung cấp dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe.

+ Những thức ăn chứa chất đạm và chất béo từ thực vật dễ tiêu và rất tốt cho tim mạch.

+ Nếu cơ thể thiếu chất bột đường, vi- ta- min và chất khoáng sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, mất đi hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhóm đôi suy nghĩ, trả lời các yêu cầu:

+ Các chất dinh dưỡng và năng lượng có trong mỗi hình là:

 o Hình 1: Vi - ta - min và chất khoáng, chất bột đường, chất béo.

 o Hình 2: Chất bột đường, chất béo, chất đạm.

 o Hình 3: Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vi- ta- min và chất khoáng.

+ Em chọn suất ăn ở hình 3 vì đây là suất ăn chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng nhất

+ Nếu chúng ta thường xuyên ăn một hoặc hai loại thức ăn trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất dẫn đến các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và không có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.

- HS xung phong trình bày câu trả lời

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức HS thảo luận nhóm đôi để: Hãy cho biết vị trí của thực vật trong các chuỗi thức ăn.

- GV gọi một số HS trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Để ôn tập, của cố kiến thức đã học về chủ đề, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay -  Ôn tập chủ đề sinh vật và môi trường.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Viết chuỗi thức ăn

a. Mục tiêu: 

- Hệ thống lại những kiến thức đã học về chuỗi

thức ăn.

- Củng cố kĩ năng trình bày.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” theo nhóm 6.

- GV nêu luật chơi: Trong cùng một thời gian, dựa vào các thực vật và động vật có ở hình 1 trang 98 SGK, nhóm nào viết được đúng và nhiều chuỗi thức ăn có từ 3 mắt xích trở lên là thắng.

- GV quan sát HS chơi trò chơi.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng.

- GV yêu cầu HS viết các chuỗi thức ăn vào VBT (câu 1 bài Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường).

Hoạt động 2: Đóng vai

a. Mục tiêu: Cách ứng xử khi gặp người xả rác ra môi trường.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.

- GV yêu cầu từng HS nghiên cứu tình huống trong hình và viết ý kiến của mình vào trong VBT (câu 2 bài Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường).

- GV mời lần lượt từng HS đưa ra cách xử lí tình huống và giải thích vì sao lại đưa ra cách xử lí như vậy.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương những HS có cách xử lí tình huống hợp lí.

- GV mời đại diện 4 HS xung phong lên đóng vai trước lớp. Các nhóm khác quan sát, góp ý, nhận xét.

- GV nhận xét, góp ý cho từng nhóm.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học về chủ đề sinh vật và môi trường.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Để giữ cân bằng chuỗi thức ăn, ta không nên

A. Giữ bầu không khí trong lành.

B. Giữ môi trường trong sạch.

C. Không khai thác quá mức một loài sinh vật.

D. Săn bắn động vật hoang dã.

Câu 2: Cáo ăn gà, gà ăn dế mèn. Chuỗi thức ăn nào sau đây mô tả chính xác mỗi quan hệ này?

A. Gà → dế mèn → Cáo.

B. Cáo → dế mèn → gà.

C. Dế mèn → gà → cáo.

D. Cáo → gà → dế mèn.

Câu 3: Cho chuỗi thức ăn như sau, sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn là?

A. Thực vật phù du           B. Động vật phù du

C. Ấu trùng tôm                D. Cá chép

Câu 4: Cho các sinh vật sau: "Lạc, rắn, chuột, diều hâu". Em hãy sắp xếp tất cả thành một chuỗi thức ăn.

A. Lạc → chuột → rắn → diều hâu

B. Lạc → chuột → diều hâu → rắn

C. Lạc → chuột → rắn

D. Lạc → rắn → diều hâu

Câu 5: Đâu có thể là mắt xích đứng trước mắt xích “con sâu”?

A. Chim sẻ                    B. Đại bàng

C. Lá cây                       D. Con người

 - GV mời 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp.

 

 

- HS trả lời: Thực vật đứng đầu chuỗi thức ăn.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

- HS lắng nghe GV nêu luật chơi.

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi:

+ Cỏ → dế mèn → gà → cáo → đại bàng

+ Cỏ → dế mèn → gà → trăn → đại bàng

+ Cỏ → thỏ → cáo

+ Rong biển → tôm biển → cá ngừ

- HS lắng nghe, phát huy.

- HS ghi bài.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS trình bày:

+ Em sẽ nói cho bạn nam đang vứt rác biết mối quan hệ của việc vứt rác bừa bãi đến sự mất cân bằng của chuỗi thức ăn trong tự nhiên, từ đó khuyên bạn không nên vứt rác bừa bãi.

+ Em sẽ cùng bạn thu dọn rác thải để tránh gây ô nhiễm môi trường.

- HS lắng nghe, phát huy.

 

- HS thực hiện đóng vai.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chọn đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

C

A

A

C

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 4. NẤM

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay