Giáo án Khoa học 4 chân trời bài 21: Nấm có hại và cách bảo quản thực phẩm

Giáo án Bài 21: Nấm có hại và cách bảo quản thực phẩm sách Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 4 chân trời bài 21: Nấm có hại và cách bảo quản thực phẩm

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 21: NẤM CÓ HẠI VÀ CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM

 (3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Biết tác hại của nấm độc và có ý thức không ăn nấm lạ để phòng tránh ngộ độc.
  • Nêu được tác hại của một số nấm mốc gây hỏng thực phẩm.
  • Biết được nguyên nhân gây hỏng thực phẩm và một số cách bảo quản thực phẩm.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nhận biết được tác hại của một số nấm mốc gây hỏng thực phẩm thông qua thí nghiệm hoặc quan sát tranh ảnh, video.
  • Có ý thức không ăn nấm lạ để phòng tránh ngộ độc.
  • Vận dụng được kiến thức về nguyên nhân gây hỏng thực phẩm, nêu được một số cách bảo quản thực phẩm (làm lạnh, sấy khô, ướp muối,..).
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 21 SGK.
  • Thẻ từ có tên thực phẩm trong trò chơi “Thực phẩm – Bảo quản”.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số thực phẩm đã bị hỏng do nấm mốc, ảnh hưởng tới sức khoẻ.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 1 (SGK trang 80).

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, một bạn đặt câu hỏi, một bạn trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Bạn đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ăn phải cơm ở hình 1?

+ Bạn trả lời: Thức ăn ở hình 1 bị ôi thiu, do đó chúng ta ăn vào có thể bị ngộ độc, …

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Nấm có hại và cách bảo quản thực phẩm (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác hại của nấm độc và nấm mốc

a. Mục tiêu: HS nhận biết được tác hại của nấm độc và một số nấm mốc.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6, 7 (SGK, trang 80, 81) và hoàn thành nhiệm vụ:

+ Nấm độc có tác hại gì?

+ Vì sao chúng ta không ăn nấm lạ?

- GV mời 2 – 3 cặp HS trả lời. Các HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận:

Nấm độc và thực phẩm nhiễm nấm mốc rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người.

- GV tổ chức cho HS đóng vai “Nấm độc”, “Nấm mốc” và nói về các đặc điểm, màu sắc, tác hại, ... của chúng.

- GV gọi một số HS lên bảng trình bày. Cả lớp nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét và nêu thông tin ở mục Em tìm hiểu thêm trang 81 SGK.

• Ở Việt Nam có nhiều nấm độc khác nhau. Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ; bên trên nổi lên nhiều đốm màu trắng, đen, đỏ,...; khi cắt sẽ có nhựa chảy ra và có mùi lạ.

• Nhiều nấm độc có màu sắc và hình dạng giống nấm ăn.

• Tuyệt đối không ăn nấm mọc hoang dại.

• Một số nấm mốc có ích, dùng để sản xuất nước tương, ...

Hoạt động 2: Cùng thảo luận

a. Mục tiêu: Kiểm tra hiểu biết của HS về việc không nên ăn nấm lạ, nấm mốc và cách phòng tránh do ngộ độc nấm lạ gây ra; đồng thời phát triển năng lực thuyết trình cho HS.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 HS.

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta không ăn nấm lạ và thực phẩm nhiễm nấm mốc? Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc do nấm lạ gây ra?

- GV mời 2 – 3 HS bất kì đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp. Các nhóm nhận xét chéo nhau.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS có câu trả lời đúng, lưu loát và có thêm những ý mới, sáng tạo.

- GV đưa ra kết luận:

Cần lựa chọn những nấm ăn rõ nguồn gốc. Không ăn nấm lạ và những thực phẩm đã quá hạn sử dụng, có màu và mùi lạ,... Khi bị ngộ độc cần đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của

HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Tìm hiểu một số nguyên nhân gây hỏng thực phẩm đang sử dụng trong gia đình và cách bảo quản thực phẩm tại nhà

 

 

 

 

- HS chú ý quan sát.

 

 

 

 

 

- HS tích cực thực hiện theo cặp.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS tích cực tham gia nhập vai.

 

- HS xung phong nhập vai trình bày.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.

 

 

- HS các nhóm xung phong trình bày.

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

TIẾT 2.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số thực phẩm bị nấm mốc và dẫn dắt vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo nhóm 4 HS.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Lần lượt từng HS trong nhóm kể tên một loại thức ăn từng nhìn thấy bị nấm mốc ở nhà.

+  Các HS còn lại trong nhóm dự đoán nguyên nhân gây ra hiện tượng đó.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm chơi trò chơi.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Nấm ăn và cách bảo quản thực phẩm (Tiết 2).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây hỏng thực phẩm

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số nguyên nhân gây hỏng thực phẩm, từ đó biết cách vận dụng bảo quản thực phẩm.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.

- GV yêu cầu các nhóm đọc và quan sát ba thí nghiệm trang 82 SGK.

- GV mời đại diện nhóm trả lời. Cả lớp nhận xét, góp ý. 

- GV nhận xét, khen ngợi nhóm trả lời tốt và chốt đáp án:

●        Trong điều kiện ẩm nấm mốc phát triển mạnh nhất.

●        Những nguyên nhân gây hỏng bánh mì trong những thí nghiệm này là: nhiệt độ, hơi ẩm.

●        Khi sử dụng thực phẩm chúng ta cần chú ý: bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, tránh tiếp xúc với hơi ẩm.

- GV nhận xét và kết luận:

Khi để ở nơi nóng ẩm, thực phẩm sẽ nhanh bị hỏng do nhiễm nấm mốc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cách bảo quản thực phẩm

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số cách bảo quản thực phẩm.

b. Cách tiến hành:

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

- HS lắng nghe và tích cực tham gia trò chơi.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS đọc và quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm xung phong trả lời.

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 4. NẤM

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 CTST CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay