Giáo án Khoa học 4 chân trời Bài 28: Phòng tránh đuối nước
Giáo án Bài 28: Phòng tránh đuối nước sách Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 4 chân trời Bài 28: Phòng tránh đuối nước
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 28: PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS:
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước
- Thực hành luyện tập kĩ năng phân tích và phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước và thuyết phục, vận động các bạn tránh xa những nguy cơ đó.
- Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước
- Nhận biết một số nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi, từ đó biết và cam kết thực hiện các nguyên tắc đó
- Vận dụng nhận biết một số tình huống không an toàn, có thể xảy ra đuối nước và xử lí một số tình huống bơi an toàn
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các hình trong bài 28 SGK.
- Giấy A4, A3
- Đối với học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về phòng tránh đuối nước để dẫn dắt vào bài học mới b. Cách thức thực hiện: - GV cho HS quan sát Hình 1 trang 107 SGK - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Em đã được học bơi chưa? Em thường đến bể bơi với ai? Khi đi bơi em chuẩn bị những gì? - GV nhận xét chung, giải thích cho HS: Chúng ta cần biết bơi, khi đi bơi cần phải đi cùng người lớn,… - GV dẫn dắt vào bài học: Phòng tránh đuối nước (Tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Cần làm gì để phòng tránh đuối nước? a. Mục tiêu: HS nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát và mô tả các tình huống trong các hình 2 – 8b, và trả lời các câu hỏi: + Hãy cho biết những việc nào nên làm, không nên làm để phòng tránh đuối nước trong các hình sau. Vì sao? + Theo em, nên làm gì và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước? - GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp - GV cung cấp thêm thông tin cho HS: + Người bị đuối nước có thể tử vong do nước tràn vào cơ quan hô hấp, làm cho các cơ quan trong cơ thể bị thiếu ô-xi và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động + Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính cho tới năm 2022, mỗi năm ở Việt Nam vẫn còn khoảng 2 000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước. Chúng ta cần đề cao cảnh giác và có những biện pháp an toàn để phòng tránh đuối nước - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Để phòng tránh đuối nước, em cần: + Luôn mặc áo phao khi đi thuyền, đi ca nô,… + Không đùa nghịch gần ao, hồ, khu vực có nước sâu,… + Bể chứa nước cần có nắp đậy + Không lội qua sông, suối, đặc biệt là khi trời mưa lũ,… + Khi thấy người bị đuối nước, nhanh chóng gọi người lớn đến giúp và tìm vật dụng như sào, dây,… để nạn nhân bám vào Hoạt động 2: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: Kiểm tra hiểu biết của HS về dấu hiệu nhận biết một số tình huống không an toàn, có thể xảy ra đuối nước. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS quan sát, phân tích những nguy cơ có thể xảy ra đối với hai tình huống trong hình 9, 10 SGK trang 108: - GV hướng dẫn một nửa nhóm đóng vai tình huống ở hình 9, số nhóm còn lại đóng vai tình huống ở hình 10. - GV mời đại diện các nhóm lên bảng đóng vai và thảo luận, phân tích và trả lời câu hỏi: + Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống? + Em sẽ vận động các bạn tránh xa những nguy cơ đó như thế nào? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Không đi qua sông, suối khi nước lũ, không đùa nghịch khi đi qua sông suối hoặc các vùng chứa nước. Không với tay cố lấy các vật ở dưới nước mà không biết bơi,… * CỦNG CỐ - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Làm bài tập trong VBT. - Viết vào vở những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh đuối nước. |
- HS quan sát hình
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình, trả lời các câu hỏi: Những việc nên làm để phòng tránh đuối nước theo các hình là: + Đậy nắp chum, nắp giếng để tránh trẻ em sảy chân ngã vào. + Tập bơi ở những nơi có người lớn để có người ứng cứu khi gặp nguy hiểm. + Biết kêu cứu khi thấy đuối nước. + Chuẩn bị đồ bảo hộ, phao bơi khi xuống nước. Những việc không nên làm để phòng tránh đuối nước theo các hình là: + Chạy nhảy, nô đùa gần bờ ao vì có thể bị ngã xuống bất cứ lúc nào. + Tập bơi khi không có người lớn giám sát vì nếu gặp nguy hiểm sẽ không có người cứu. + Không mặc áo phao và nô đùa khi đi thuyền vì có thể ngã xuống ao, sông bất cứ lúc nào. + Chơi đùa và leo trèo cạnh giếng sâu. Theo em, những việc nên làm để phòng tránh đuối nước là: + Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng bảo hộ trước khi bơi: Áo, quần, mũ, kính, phao bơi,... + Đi bơi ở những nơi an toàn và có sự giám sát của người lớn. + Luôn mặc áo phao khi đi thuyền, đi ca nô. + Khi thấy người bị đuối nước, nhanh chóng gọi người lớn đến giúp và tìm vật dụng như sào, dây … để nạn nhân bám vào. Theo em, những việc không nên làm để phòng tránh đuối nước là: + Tự ý đi bơi ở những nơi như sông, hồ, ao, suối mà không có sự giám sát của người lớn. + Không chuẩn bị các vật dụng cứu hộ như phao bơi, áo phao,... + Nô đùa, chạy nhảy ở mép sông, hồ... + Lội qua sông suối, đặc biệt là khi trời mưa, lũ …
- HS (nhóm 4) quan sát tranh, phân tích nguy cơ có thể xảy ra đối với hai tình huống.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, đóng vai tình huống.
- Đại diện nhóm đóng vai, phân tích và trả lời: + Hình 9: Các bạn sẽ có nguy cơ bị trượt chân ngã dẫn đến đuối nước vì không có người lớn đi cùng. Nếu là em trong trường hợp này, em sẽ đi nếu có người lớn đi cùng để kịp thời cứu trong những tình huống xấu xảy ra. + Hình 10: Bạn nhỏ trong hình có thể sẽ bị ngã xuống ,thậm chí bạn có thể bị đuối nước. Nếu là em trong trường hợp này, em sẽ nhờ người lớn có đồ bảo bộ lấy quả bóng chứ không với tay nguy hiểm như thế này.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS thực hiện theo yêu cầu. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm