Giáo án Khoa học 4 chân trời bài 4: Thành phần và tính chất của không khí
Giáo án Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí sách Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 4 chân trời bài 4: Thành phần và tính chất của không khí
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 1: CHẤTBÀI 4: THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA KHÔNG KHÍ
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS:
- Kể được tên thành phần chính của không khí: ni-tơ (nitrogen), ô-xi (oxygen), khí các-bô-níc (carbon dioxide).
- Quan sát hoặc làm thí nghiệm để:
+ Nhận biết được sự có mặt của không khí.
+ Xác định được một số tính chất của không khí.
+ Nhận biết được trong không khí có hơi nước, bụi,…
+ Giải thích được vai trò của không khí đối với sự cháy.
- Trình bày được vai trò và ứng dụng tính chất của không khí đối với sự sống.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Thực hành thí nghiệm đơn giản xác định một số tính chất của không khí.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các hình trong bài 4 SGK; các đồ dùng để làm thí nghiệm như các hình vẽ gợi ý trong SGK (nếu GV muốn thực hiện các thí nghiệm thực tế cho HS tại lớp).
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
- Đối với học sinh:
- SGK.
- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về sự có mặt của không khí. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS hít vào thật sâu, đặt bàn tay trước mũi và sau đó thở ra. - GV đặt câu hỏi: Em cảm nhận được gì? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong mô tả cảm nhận của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Thành phần và tính chất của không khí (tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thí nghiệm “Bắt không khí” a. Mục tiêu: HS hiểu được không khí có ở mọi nơi. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm bắt không khí bằng túi ni lông tự hủy sinh học (túi có kích thước bất kì). - GV lưu ý: khi buộc túi cần chú ý tránh làm không khí bên trong túi bị thoát ra ngoài bằng cách chỉ tác động vào miệng túi, không ép tay vào phía đáy túi. - GV đặt câu hỏi: + Không khí có trong túi không? Vì sao em biết? + Theo em, không khí có ở đâu? - GV mời đại diện 2- 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kết luận. - GV mời đại diện 2- 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra kết luận: Không khí có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Hoạt động 2: Thí nghiệm với miếng mút xốp khô a. Mục tiêu: HS nhận biết được không khí có trong vật rỗng. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4. - GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 3 (SGK, trang 19). - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Dùng tay bóp mạnh miếng mút xốp trong nước, em thấy hiện tượng gì? Giải thích. - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kết luận. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong nêu kết luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và kết luận lại: Không khí có trong các vật rỗng. Hoạt động 3: Không khí có trong nước và đất hay không? a. Mục tiêu: HS nhận biết được không khí có trong nước và trong đất. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 4 và 5 (SGK, trang 20). - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: + Nhờ có yếu tố nào trong môi trường mà cá vàng và giun đất hô hấp bình thường? + Các con vật này lấy không khí từ đâu? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, hướng dẫn HS rút ra kết luận. - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong nêu kết luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và kết luận lại: Không khí có ở trong nước và đất, nhờ đó mà các động vật, thực vật có thể sống trong các môi trường này. Hoạt động 4: Cùng thảo luận a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, tình huống thực tế. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hính 6 (SGK, trang 20). - GV đặt câu hỏi: + Vì sao có bong bóng nổi lên khi nhúng chìm chai rỗng không đóng nắp vào trong nước? + Không khí còn có ở những đâu? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đưa ra kết luận: Không khí có ở khắp nơi xung quanh chúng ta và có trong những chỗ rỗng của vật. Không khí có ở trong nước và đất, nhờ đó mà các động vật, thực vật có thể sống trong các môi trường này. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Làm bài tập trong VBT. - Tìm hiểu và nêu thêm những ví dụ về không khí tồn tại ở môi trường xung quanh và trong chỗ rỗng của vật. |
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời: + Không khí có trong túi vì đã làm túi căng phồng lên. + Không khí có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. - HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS nêu kết luận.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS chia nhóm. - HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Khi bóp mạnh miếng mút xốp trong nước, em thấy bọt khí thoát ra do miếng mút xốp rỗng, có chứa không khí bên trong. Khi bóp mạnh, không khí thoát ra ngoài. - HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS nêu nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi bài
- HS quan sát hình.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS trả lời: + Nhờ có không khí mà cá vàng và giun đất sống bình thường. + Các con vật lấy không khí trong nước (cá vàng) và trong đất (giun đất). - HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS nêu kết luận.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời: + Khi nhúng chai rỗng vào chậu nước: nước chảy vào đẩy không khí trong chai ra ngoài nên có bong bóng nổi lên. + Không khí có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 2 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về tính chất của không khí. b. Cách thức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Theo em, không khí có những tính chất gì? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV ghi chú lại các tính chất của không khí mà HS nêu lên bảng, từ đó dẫn dắt vào bài học: Thành phần và tính chất của không khí (tiết 2). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thí nghiệm “Không khí có màu, mùi và vị gì không?” a. Mục tiêu: HS biết được không khí không màu, không mùi và không vị. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm như nội dung hướng dẫn ở trang 21 SGK. - GV đặt câu hỏi: + Ghé mặt vào gần lỗ thủng, dùng tay bóp nhẹ túi khí, em cảm nhận có hiện tượng gì? + Em rút ra kết luận gì về màu sắc, mùi, vị của không khí mà em quan sát, cảm nhận được? - GV mời đại diện 2- 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Có luồng không khí thoát ra từ lỗ thủng được chọc bằng đầu nhọn của tăm trên túi ni lông. + Không khí không màu, không mùi, không vị. - GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm tương tự như trên nhưng nhỏ một vài giọt dầu gió vào bên trong túi ni lông trước khi hứng không khí. - GV đặt câu hỏi: + Em ngửi thấy mùi gì từ phần không khí thoát ra ở vị trí lỗ thủng trên túi? + Đó có phải là mùi của không khí không? - GV mời đại diện 2- 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Không khí không màu, không mùi, không vị. Hoạt động 2: Thí nghiệm với miếng mút xốp khô a. Mục tiêu: HS nhận biết được không khí không có hình dạng cố định. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các hình 8a, 8b, 8c, 8d, 8e. - GV đặt câu hỏi: Không khí có hình dạng cố định không? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét rút ra kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định. Hoạt động 3: Thí nghiệm “Không khí có thể nén lại và dãn ra không?” a. Mục tiêu: HS biết được không khí có thể nén và dãn ra. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm như nội dung hướng dẫn ở trang 22 SGK hoặc quan sát các hình 9a, 9b, 9c để mô tả thí nghiệm. - GV yêu cầu HS: Sử dụng các từ “nén lại” và “dãn ra” để mô tả hiện tượng ở hình 9b và 9c. - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra đáp án: Hình 9b: Không khí trong bơm tiêm bị “nén lại” nên ruột bơm tiêm đã di chuyển được một đoạn về hướng đầu bơm tiêm; Hình 9c: Không khí trong bơm tiêm “dãn ra” do vậy ruột bơm tiêm trở lại vị trí ban đầu như hình 9a. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận. - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong nêu kết luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và kết luận lại: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra. Hoạt động 4: Liên hệ thực tế a. Mục tiêu: HS nêu được ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống hằng ngày. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và nêu ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống hằng ngày. - GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thảo luận hiệu quả, có câu trả lời đúng. Hoạt động 5: Xác định vị trí lỗ thủng trên săm xe đạp a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để giải thích cách xác định lỗ thủng trên săm xe đạp. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 10 (SGK, trang 22). - GV đặt câu hỏi: Vì sao người thợ phát hiện được lỗ thủng trên săm xe đạp? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đưa ra đáp án: Người thợ có thể phát hiện được lỗ thủng ở trên săm xe đạp đã được bơm đầy không khí vì khi nhúng săm xe vào nước, không khí ở bên trong săm xe sẽ thoát ra ngoài qua lỗ thủng tạo nên bọt khí trong nước. Căn cứ vào vị trí có bọt khí, người sẽ xác định được vị trí lỗ thủng. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Làm bài tập trong VBT. - Tìm hiểu và lấy thêm một số ví dụ về ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống. |
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời: + Có mùi dầu gió từ phần không khí thoát ra. + Mùi đó không phải mùi của không khí mà là mùi của dầu gió. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
- HS quan sát các hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Không khí có hình dạng giống vật chứa nó.
- HS lắng nghe, ghi bài
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS lắng nghe GV gợi ý. - HS nêu kết luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời: + Bơm bóng bay + Bơm bánh xe + Bơm phao tắm,... - HS lắng nghe, phát huy ưu điểm.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 3 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về thành phần của không khí. b. Cách thức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Theo em, không khí có những thành phần nào? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV ghi lên bảng những ý kiến của HS, từ đó dẫn dắt vào bài học: Thành phần và tính chất của không khí (tiết 3). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần của không khí a. Mục tiêu: HS biết được các thành phần cơ bản của không khí. b. Cách tiến hành:
|
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm