Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hóa thạch
Giáo án bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hóa thạch sách Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Vật lí 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG
BÀI 14: NĂNG LƯỢNG CỦA TRÁI ĐẤT. NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ) mô tả vòng năng lượng trên Trái Đất để rút ra được: năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời.
Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của năng lượng hoá thạch.
Lấy được ví dụ chứng tỏ việc đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch có thể gây ô nhiễm môi trường.
Thảo luận để chỉ ra được giá nhiên liệu phụ thuộc vào chi phí khai thác nó.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học: Chủ động quan sát, tìm hiểu về vòng năng lượng trên Trái Đất và năng lượng hóa thạch.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi thảo luận lấy ví dụ chứng tỏ việc đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch có thể gây ô nhiễm môi trường; thảo luận để chỉ ra được giá nhiên liệu phụ thuộc vào chi phí khai thác nó.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định mô tả được vòng năng lượng trên Trái Đất, nêu được ưu nhược điểm cả năng lượng hóa thạch.
Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Mô tả vòng năng lượng trên Trái Đất để rút ra được: năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời.
+ Nêu được ưu điểm và nhược điểm của năng lượng hoá thạch.
+ Nêu được ví dụ chứng tỏ việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch có thể gây ô nhiễm môi trường.
Tìm hiểu tự nhiên:
+ Thảo luận, phân tích thông tin, hình ảnh để hiểu về vòng năng lượng Trái Đất và năng lượng hóa thạch.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng được kiến thức và kĩ năng để giải thích được sự chuyển hóa năng lượng mặt trời thành các dạng khác trên trái đất; chỉ ra được giá nhiên liệu phụ thuộc vào chi phí khai thác nó.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cần thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu của bài học.
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh liên quan đến vòng năng lượng trên Trái Đất, năng lượng hóa thạch.
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
HS cả lớp:
+ SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.
+ Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
+ Giấy A3, A4 hoặc bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có nhận định ban đầu về năng hóa thạch.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về nội dung phần khởi động, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát video:
https://www.youtube.com/watch?v=uzYApf3cCBA
- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Khởi động (SGK -tr62)
Năng lượng hoá thạch có vai trò quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải và sản xuất điện. Năng lượng này có ưu và nhược điểm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, nhớ lại kiến thức về chương trình đã học và hiểu biết để dự đoán, đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời:
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV không chốt đáp án mà dựa trên câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài mới: Ở lớp 7, HS đã học quang hợp ở thực vật đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá năng lượng của Mặt Trời trên Trái Đất. HS cũng đã biết năng lượng tái tạo và quá trình chuyển hoá năng lượng ở lớp 6. Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về - Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hóa thạch.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Mô tả vòng năng lượng trên Trái Đất
a. Mục tiêu: HS hiểu được năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời.
b. Nội dung: Thông qua việc tìm hiểu thông tin và quan sát Hình 14.1, 14.2 trong SGK, GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi thảo luận. Qua đó, HS hiểu được năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. HS mô tả được vòng năng lượng của Trái Đất.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu thông tin, quan sát Hình 14.1, 14.2 trong SGK và hoàn thành câu Thảo luận 1, 2, 3 Thảo luận 1 (SGK -tr.62) Kể tên các nguồn năng lượng mà em biết. Nêu rõ vai trò của Mặt Trời đối với mỗi nguồn năng lượng đó. Thảo luận 2 (SGK -tr.62) Mô tả sự chuyển hoá năng lượng trong chu trình nước (Hình 14.1). Nêu rõ vai trò của Mặt Trời trong chu trình này. Thảo luận 3 (SGK -tr.63) Mô tả sự chuyển hoá năng lượng trong chu trình carbon (Hình 14.2). Nêu rõ vai trò của Mặt Trời trong chu trình này. - GV cho HS kết luận về vòng năng lượng trên Trái đất. - GV cho HS tìm hiểu về một số nguồn năng lượng khác. - HS tìm hiểu thêm phần Mở rộng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV theo dõi và động viên, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về các nội dung: *Trả lời Thảo luận 1 (SGK – tr62) - HS kể tên các nguồn năng lượng theo ý kiến cá nhân. GV sắp xếp các nguồn năng lượng đó theo hai loại: các nguồn năng lượng trên Trái Đất có nguồn gốc từ Mặt Trời và các nguồn năng lượng trên Trái Đất không liên quan trực tiếp đến Mặt Trời. Một số nguồn năng lượng trên Trái Đất có nguồn gốc từ Mặt Trời: năng lượng ánh sáng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ các dòng chảy, năng lượng từ sóng biển, năng lượng sinh khối, năng lượng hoá thạch, ... Một số nguồn năng lượng trên Trái Đất không liên quan trực tiếp đến Mặt Trời: năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ triều, năng lượng hạt nhân. *Trả lời Thảo luận 2 (SGK – tr62) Chu trình nước là một vòng tuần hoàn năng lượng khép kín. Có thể bắt đầu mô tả sự chuyển hoá năng lượng trong chu trình nước từ nước ở các đại dương. Năng lượng nhiệt từ Mặt Trời truyền đến làm nóng nước ở các đại dương, làm nước bay hơi. Các dòng hơi nước bốc lên cao, gặp nhiệt độ thấp và ngưng tụ thành các đám mây. Các đám mây trữ một lượng nhiệt lớn được hấp thụ từ ánh sáng mặt trời. Gió đưa các đám mây di chuyển khắp nơi trên Trái Đất, khi gặp điều kiện thích hợp, mây tạo thành mưa và tuyết rơi xuống. Phần lớn mưa rơi trên các đại dương hoặc rơi trên đất liền tạo thành các dòng chảy trên mặt đất hoặc thấm xuống đất tạo thành các dòng nước ngầm chảy ra đại dương. Một phần nước ngầm đổ ra các dòng chảy bề mặt, một phần được cây xanh hấp thụ rồi thoát hơi ra không khí qua lá cây. Tuyết rơi được tích tụ dưới dạng núi tuyết hoặc băng hà, khi khí hậu chuyển sang ấm áp thì tuyết và băng tan thành nước và hoà vào các dòng chảy bề mặt. Như vậy, Mặt Trời có vai trò thiết yếu trong sự chuyển hoá năng lượng của chu trình nước. Thảo luận 3 (SGK -tr.63) Chu trình carbon là một vòng tuần hoàn năng lượng khép kín. Có thể bắt đầu mô tả sự chuyển hoá năng lượng trong chu trình carbon từ CO₂ có trong khí quyển (chiếm khoảng 0,035%). Thực vật trên đất liền và các đại dương hấp thụ CO2 và ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho một số động vật. Khi xác động vật và thực vật phân huỷ, các hợp chất carbon chôn vùi vào lòng đất và hoà tan vào các đại dương. Trong những điều kiện nhất định, xác sinh vật tạo thành hoá thạch và nhiên liệu hoá thạch. Con người đốt nhiên liệu hoá thạch để thu lấy năng lượng nhiệt và làm giải phóng CO₂ vào khí quyển. CO₂ trong khí quyền cũng liên tục được bổ sung bởi quá trình hô hấp của động vật, thực vật và bởi quá trình khuếch tán CO₂ từ các đại dương. Những vụ cháy rừng trên Trái Đất cũng giải phóng một lượng lớn CO2. Như vậy, Mặt Trời là tác nhân quan trọng gây ra sự chuyển hoá năng lượng trong chu trình carbon trên Trái Đất. Nếu Trái Đất không nhận được năng lượng từ Mặt Trời truyền đến thì chu trình carbon không thể hoàn thiện. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết. | I. NĂNG LƯỢNG CỦA TRÁI ĐẤT - Vòng năng lượng trên Trái Đất là những sự chuyển hoá năng lượng và vận động xảy ra khi năng lượng mặt trời truyền đến Trái Đất. - Năng lượng của Trái Đất chủ yếu đến từ Mặt Trời. - Ngoài năng lượng từ Mặt Trời truyển đến, trên Trái Đất còn có các nguồn năng lượng khác như:
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu sơ lược về ưu điểm và nhược điểm của năng lượng hoá thạch
a. Mục tiêu: HS biết được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của năng lượng hoá thạch.
b. Nội dung: Thông qua việc tìm hiểu thông tin và quan sát Hình 14.3 trong SGK, GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi thảo luận. Qua đó, HS biết được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của năng lượng hoá thạch.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. HS nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của năng lượng hoá thạch.
d. Tổ chức thực hiện:
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2