Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 3

Giáo án Ôn tập chủ đề 3 sách Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Vật lí 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về chủ đề điện: điện trở, định luật Ohm; đoạn mạch nối tiếp; đoạn mạch song song; năng lượng điện, công suất điện. 
  • Giải thích được các trường hợp trong đời sống gắn liền với điện 

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tự duy độc lập của HS.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm việc tập thể, trao đổi và chia sẻ ý tưởng các nội dung học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo. 

Năng lực đặc thù:

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Vận dụng kiến thức tổng hợp và các kĩ năng cơ bản về các nội dung ôn tập vào việc giải bài tập ôn tập, ứng dụng trong cuộc sống.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng các thông tin, dữ liệu khoa học về các nội dung ôn tập.
  • Nhận thức khoa học tự nhiên: 

+ Hệ thống hóa được kiến thức trọng tâm của chủ đề bằng các sơ đồ, bảng biểu.

+ Tổng kết mối liên hệ các kiến thức trong chủ đề.

+ Giải thích được các trường hợp trong đời sống gắn liền với điện.

3. Phẩm chất

  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Tích cực, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập.
  • Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng mở rộng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.
  • Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học trong Chủ đề 3: Điện.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Nêu những kiến thức trọng tâm đã học trong chủ đề 3. Điện

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời:

Các kiến thức đã học trong chủ đề 3: Điện

+ Điện trở. Định luật Ohm 

+ Đoạn mạch nối tiếp 

+ Đoạn mạch song song 

+ Năng lượng điện. Công suất điện 

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các bài trước, các em đã có những kiến thức cơ bản về Điện. Để ôn tập và củng cố kiến thức đã học, chúng ta hãy cùng vào bài học hôm nay: Ôn tập chủ đề 3

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hệ thống hóa kiến thức trong chủ đề 3

a. Mục tiêu: Khái quát được nội dung về kiến thức mà HS đã học trong chủ đề 3.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành nhóm 4 – 6 HS.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ: Thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức này vào khổ giấy A0.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành Phiếu đánh giá (đính kèm phía dưới Hoạt động).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS thảo luận, vận dụng kiến thức đã học để thiết kế sơ đồ tư duy.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng cho cả lớp cùng quan sát.

- Các nhóm đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo tiêu chí đánh giá do GV đưa ra.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng kết lại những kiến thức đã tìm hiểu trong chủ đề và định hướng HS hoàn thành các bài tập vận dụng trong chủ đề.

- GV chuyển sang hoạt động Luyện tập.

TÓM TẮT KIẾN THỨC

Tech12h

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM VÀ KĨ NĂNG

THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM HỌC TẬP 

TRONG HOẠT ĐỘNG 1 CỦA NHÓM…

Họ và tên học sinh:

Nhóm: 

STT

Tiêu chí

Không

1

Sơ đồ tư duy rõ ràng, đúng yêu cầu (1,5 điểm)  

2

Thiết kế bắt mắt, đẹp, sáng tạo (1,5 điểm)  

3

Trình bày được ý tưởng thiết kế sơ đồ tư duy (1,0 điểm)  

4

Trình bày đủ kiến thức đã học trong chủ đề (2,0 điểm)  

5

Diễn đạt trôi chảy, to rõ (1,0 điểm)  

6

Thuyết trình dễ hiểu, súc tích (1,0 điểm)  

7

Tương tác với người nghe trong khi thuyết trình (1,0 điểm)  

8

Kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp (1,0 điểm)  

Góp ý cụ thể:

 

Hoạt động 2. Hướng dẫn giải bài tập

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học chủ đề để giải quyết một số bài tập.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các bài tập ví dụ.

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm: ............................................

Câu 1. Một đoạn dây điện bằng đồng có tiết diện 2,5 mm2 và chiều dài 20 m. Biết đồng có điện trở suất 1,7.10-8 Ω.m. Tính điện trở của đoạn dây điện.

Câu 2. Trên nhãn đèn 1 có ghi 220 V – 40 W và đèn 2 có ghi 220 V – 20 W.

a. Tính năng lượng điện mà mỗi đèn tiêu thụ khi sử dụng ở hiệu điện thế 220 V trong 1 giờ.

b. Tính tổng công suất điện của hai đèn tiêu thụ và nêu nhận xét về độ sáng của mỗi đèn trong hai trường hợp:

- Mắc song song hai đèn vào hiệu điện thế 220 V.

- Mắc nối tiếp hai đèn vào hiệu điện thế 220 V.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát phiếu học tập có in đề bài các câu hỏi ví dụ và yêu cầu HS không phụ thuộc vào lời giải trong SGK.

- HS chú ý nghe GV hướng dẫn. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận tài liệu từ GV, lần lượt hoàn thành các bài tập.

- HS ghi chép ý chính vào vở.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời HS nhắc lại và nhận xét về cách trình bày.

- GV tóm tắt lại các bước làm, HS theo dõi, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang hoạt động Luyện tập.

- GV trình bày cách giải các câu hỏi ví dụ trong Phiếu học tập:

Câu 1. 

Điện trở của đoạn dây điện: 

Tech12h

Câu 2.

a) Năng lượng điện mà đèn 1 tiêu thụ:

Tech12h

- Năng lượng điện mà đèn 1 tiêu thụ:

Tech12h

b) * Nếu mắc song song hai đèn vào hiệu điện thế 220 V thì hai đèn sẽ sáng bình thường và công suất điện của mỡi đèn tiêu thụ trong trường hợp này bằng với công suất điện định mức của chúng.

Tổng công suất điện của hai đèn tiêu thụ trong trường hợp này: 

Tech12h (W).

* Nếu mắc nối tiếp hai đèn vào hiệu điện thế 220 V :

Đèn 1 có hiệu điện thế định mức là 220 V và công suất điện định mức là 40 W nên nó có điện trở: 

Tech12h.

Đèn 2 có hiệu điện thế định mức là 220 V và công suất điện định mức là 20 W nên nó có điện trở:

Tech12h.

Điện trở tương đương của mạch điện: Tech12h

Tech12h.

Cường độ dòng điện chạy trong mạch: 

Tech12h (A).

Công suất điện của đèn 1 tiêu thụ trong trường hợp này:

Tech12h

Công suất điện của đèn 2 tiêu thụ trong trường hợp này:

Tech12h

Tổng công suất điện của hai đèn tiêu thụ trong trường hợp này:

Tech12h

Các đèn sáng yếu hơn bình thường.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố lại kiến thức đã học về chủ đề Điện

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến chủ đề Điện

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Biểu thức đúng của định luật Ohm là:

A. Tech12h

B. Tech12h

C. Tech12h

D. Tech12h

Câu 2: Nội dung định luật Ohm là: 

A. Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ với điện trở của nó

B. Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và không tỉ lệ với điện trở của nó.

C. Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.

D. Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ thuận với điện trở của nó.

Câu 3: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

A. Vật liệu làm dây dẫn

B. Khối lượng của dây dẫn

C. Chiều dài của dây dẫn

D. Tiết diện của dây dẫn 

Câu 4: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp?

A. Tech12h

B. Tech12h

C. Tech12h

D. Tech12h

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?

A. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.

B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Câu 6: Trong các dụng cụ, thiết bị điện nào dưới đây, điện năng được chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng ?

A. lò nướng, máy xay sinh tố, bình nóng lạnh. 

B. nồi cơm điện, quạt điện, lò vi sóng. 

C. bàn là, bếp điện, máy sấy tóc. 

D. máy giặt, máy bơm nước, ấm siêu tốc.

Câu 7: Điện năng đo được bằng dụng cụ nào dưới đây?

A. Ampe kế                                                 

B. Công tơ điện

C. Vôn kế                                                     

D. Đồng hồ đo điện đa năng

Câu 8: Năng lượng điện mà đoạn mạch điện tiêu thụ được xác định theo biểu thức 

A. W = U.I

B. W = U.I.t

C. W = U.I2

D. W = U2.I.t

Câu 9: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ

A. luân phiên tăng giảm   

B. không thay đổi

C. giảm bấy nhiêu lần      

D. tăng bấy nhiêu lần

Câu 10: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:

A. Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.     

B. Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.

C. Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.    

D. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần. 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN VẬT LÍ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: ÁNH SÁNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: ĐIỆN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: ĐIỆN TỪ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN VẬT LÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: ĐIỆN TỪ

 

Chat hỗ trợ
Chat ngay