Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Chân trời bài 20: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Giáo án bài 20: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sách Lịch sử và Địa lí 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 20: HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Xác định được vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á và các nước trong khu vực Đông Nam Á trên bản đồ hoặc lược đồ.
Nêu được sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Nêu được ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: tự sưu tầm được thông tin về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Giao tiếp và hợp tác: trao đổi với bạn về những thông tin liên quan đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Năng lực riêng:
Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí:
+ Nêu được sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
+ Nêu được ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Tìm hiểu lịch sử và địa lí: xác định được vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á và các nước trong khu vực Đông Nam Á trên bản đồ hoặc lược đồ.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: trình bày được những hoạt động của ASEAN.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: ý thức được việc học tập để góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong ASEAN.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Kế hoạch bài dạy, bài trình chiếu powerpoint.
Lược đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Chân trời sáng tạo
Bảng con, giấy A4, bút viết,...
2. Đối với học sinh
SHS Lịch sử và Địa lí 5 bộ sách Chân trời sáng tạo
Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận: Kể tên một số hoạt động có sự tham gia của nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á mà em biết. - GV mời 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Hoạt động có sự tham gia của nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á là SEA Games. + Đây là một sự kiện văn hoá – thể thao lớn của khu vực Đông Nam Á, tổ chức thường niên hai năm một lần. Năm 2021, SEA Games 31 được tổ chức tại Việt Nam.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa cùng nhau chia sẻ hiểu biết của bản thân về SEA Games. Để tìm hiểu sâu hơn về các nước Đông Nam Á, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 20 – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á trên lược đồ và kể tên các quốc gia trong khu vực đó. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu hình 1 trong SGK tr.80. - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.81 và thực hiện nhiệm vụ: + Xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á trên lược đồ. + Kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. - GV mời 2 – 3 HS lên trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, chốt đáp án: - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á. + Tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Phía bắc khu vực Đông Nam Á giáp Trung Quốc, Ấn Độ. + Đông Nam Á có 11 quốc gia là: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin và Ti-mo Lét-xtê (Đông Ti-mo). - GV cung cấp thêm thông tin cho HS: + Khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. + Khu vực này từ thời cổ đại đã được xem là cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, giữa lục địa Á – Âu với châu Đại Dương. + Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên thuận lợi cho việc phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây hương liệu quý như trầm hương, đinh hương, đậu khấu, sa nhân,... + Một thời gian dài sau khi nhà nước Văn Lang, Âu Lạc của người Việt ở Đồng bằng sông Hồng bị phong kiến phương Bắc đô hộ, một số vương quốc cổ lần lượt xuất hiện ở Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên. - GV cho HS xem video về “Khu Vực Đông Nam Á: Những Điều Thú Vị Nhất” https://youtu.be/fE1j7iwXIKQ (0:00 đến 2:26 và 2:53 đến 3:59) - GV đặt câu hỏi cho HS: + Đông Nam Á là khu vực có dân số đông thứ mấy của Châu Á? + Quốc gia nào có diện tích và dân số đứng đầu khu vực Đông Nam Á? + Quốc gia nào có diện tích và dân số nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á? + Quốc gia nào có mật độ dân cư nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á? - GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá: + Đông Nam Á là khu vực đông dân thứ 3 của Châu Á sau Nam Á và Đông Á. + In-đô-nê-xi-a có diện tích và dân số đứng đầu khu vực Đông Nam Á. + Quốc gia nào có diện tích nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á là Xin-ga-po. + Quốc gia nào có dân số nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á là Bru-nây. + Quốc gia nào có mật độ dân cư nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á là Lào. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự ra đời Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được sự ra đời của ASEAN. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình 2 đọc thông tin SGK tr.81 thực hiện: Nêu sự ra đời của Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). - GV mời đại diện 2 -3 HS nêu sự ra đời của ASEAN. HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi. - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Ngày 8-8-1967 tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước là: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xin-ga-po đã kí tuyên bố về việc thành lập “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, viết tắt là ASEAN. - GV gọi ngẫu nhiên một số HS trong lớp để kể tên các quốc gia và năm gia nhập ASEAN, mỗi HS kể không nêu trùng tên quốc gia đã kể. Các bạn HS khác lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xin-ga-po tham gia năm 1967. + Bru-nây tham gia năm 1984. + Việt Nam tham gia năm 1995. + Lào và Mi-an-ma tham gia năm 1997. + Cam-pu-chia tham gia năm 1999. - GV trình hiếu cho HS quan sát hình 3 SGK tr.81 và yêu cầu HS đọc mục Em có biết về cờ ASEAN trả lời câu hỏi: Màu sắc chủ đạo của cờ ASEAN là màu gì, tượng trưng cho điều gì? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án đúng: + Cơ ASEAN có bốn màu sắc chủ đạo, mang ý nghĩa khác nhau:
- GV giới thiệu thêm kiến thức cho HS: + Vòng tròn màu đỏ viền trắng thể hiện sự thống nhất của cộng đồng ASEAN. + Hình ảnh bó lúa tượng trưng cho ước mơ về một ASEAN gắn bó trong tình hữu nghị và đoàn kết. + Lá cờ đại diện cho một ASEAN năng động, thống nhất, hoà bình và ổn định. - GV cho HS xem video “Lễ thượng cờ kỷ niệm 57 năm ngày thành lập Asean” https://youtu.be/15WbCZPpX6c - GV cho HS xem một số cờ của các quốc gia trong ASEAN
- GV cung cấp thêm thông tin cho HS về Timor Leste – Nước cuối cùng chưa gia nhập ASEAN: + Vào năm 2011, nước này đã nộp đơn xin gia nhập ASEAN. Tuy nhiên, để được ASEAN kết nạp, Ti-mo Lét-xtê phải nỗ lực đáp ứng các điều kiện và nghĩa vụ của hiệp hội, trong đó có đáp ứng khả năng tham gia ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN là chính trị - an ninh, kinh tế và văn hoá xã hội. ………………………. |
- HS lắng nghe nhiệm vụ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS quan sát lược đồ.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS làm việc nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS kể tên.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, quan sát, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, quan sát.
…………………… |
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I + 1/2 giáo án kì II
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
- Ít nhất 6 đề kiểm tra theo cấu trúc mới: Với ma trận, đáp án, thang điểm
Phí Đặt
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 450k/môn
- Giáo án Powerpoint: 500k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 2500k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k . Lấy về dùng thực tế. THấy hài lòng thì 7 ngày sau gửi nốt phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Chuyển phí vào TK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- Ngân hàng VCB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo