Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Chân trời bài 18: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Giáo án bài 18: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào sách Lịch sử và Địa lí 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 18: NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Xác định được vị trí địa lí của nước Lào trên bản đồ hoặc lược đồ.
Nêu được một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của nước Lào.
Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,...), tìm hiểu và mô tả được một số công trình tiêu biểu của Lào: Cánh đồng Chum, Cố đô Luông Pha-băng (Luang Prabang), Thạt Luổng....,...
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với tư liệu để trình bày về các công trình tiêu biểu của Lào.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết xác định và làm rõ thông tin.
Năng lực riêng:
Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí::
+ Nêu được một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của Lào.
+ Tìm hiểu và mô tả được một số công trình tiêu biểu của Lào: Thạt Luổng, Cánh đồng Chum, Cố đô Luông Pha-băng,...
Tìm hiểu lịch sử và địa lí: khai thác và sử dụng được những tư liệu lịch sử như tư liệu văn bản, hiện vật, tranh ảnh, câu chuyện liên quan đến Lào.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Xác định được vị trí địa lí của Lào trên bản đồ hoặc lược đồ.
+ Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,...) về một số công trình tiêu biểu của Lào.
+ Bày tỏ được thái độ tôn trọng đối với sự đa dạng văn hoá của các quốc gia trên thế giới.
3. Phẩm chất
Nhân ái: biết quý trọng lịch sử và văn hoá dân tộc trên thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Kế hoạch bài dạy, bài trình chiếu powerpoint.
Lược đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Chân trời sáng tạo
Bảng con, giấy A4, bút viết,...
2. Đối với học sinh
SHS Lịch sử và Địa lí 5 bộ sách Chân trời sáng tạo
Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát lá quốc kì của Lào và giới thiệu: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là quốc gia có đường biên giới dài nhất với Việt Nam. - GV yêu cầu HS chia sẻ những điều HS biết về đất nước Lào. - GV mời 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chưa ghi nhận đáp án đúng hay sai để HS tự kiểm chứng khi vào bài học. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa cùng nhau chia sẻ hiểu biết của bản thân về đất nước anh em Lào. Để tìm hiểu sâu hơn về đất nước này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 18 – Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí Lào a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí địa lí của Lào trên bản đồ hoặc lược đồ. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu hình 1 trong SGK tr.72. - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.73 và thực hiện nhiệm vụ: Xác định vị trí địa lí của Lào trên lược đồ. - GV mời 2 – 3 HS lên trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, chốt đáp án: - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Lào thuộc bán đảo Đông Dương, ở khu vực Đông Nam Á. + Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào tiếp giáp với các quốc gia: Trung Quốc và Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam. + Lào là quốc gia không giáp biển. Đây cũng là quốc gia duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á không giáp biển. - GV trình chiếu cho HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam năm 2022. - GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu tên các tỉnh của nước ta có đường biên giới với Lào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các tỉnh của nước ta có đường biên giới với Lào là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon Tum. - GV cho HS xem video về “Chợ đoàn kết ở biên giới Việt – Lào” https://youtu.be/Lx5ynxMbuCw - GV đặt câu hỏi cho HS: + Chợ đoàn kết có địa điểm diễn ra ở đâu? Chợ tổ chức vào thời gian nào? + Việc tổ chức chợ đoàn kết có ý nghĩa như thế nào đối với hai nước Việt Nam và Lào? + Người dân có thể mua hàng hóa bằng những loại tiền nào? - GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá: + Chợ đoàn kết trước đây được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhưng sau này được tổ chức trên nước bạn Lào, khu vực gần cửa khẩu biên giới 2 nước. Chợ được họp vào chủ nhật hàng tuần. + Việc tổ chức chợ đoàn kết không chỉ tọa điều kiện thuận lợi cho người dân hai nước giao thương buôn bán mà còn làm khăng khít hơn tình đoàn kết giữa Việt Nam và Lào. + Người dân hai nước có thể mua bán hàng hóa bằng cả tiền Lào và tiền Việt. - GV mở rộng kiến thức cho HS về cột mốc: + Cột mốc nơi giao nhau giữa biên giới 3 nước Việt Nam - Lào và Cam-pu-chia được gọi là ngã ba Đông Dương, nơi một con gà gáy cả ba nước đều nghe. + Cột mốc được làm bằng đá hoa cương với 3 mặt đại diện cho 3 quốc gia có quốc huy và tên quốc gia viết bằng chữ đỏ. - GV cho HS xem video về cột mốc chung của 3 nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia: https://youtu.be/vG49AVTR5T0 (0:00 đến 2:38) Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên Lào a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số đặc điểm tự nhiên của Lào. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát hình 1 Lược đồ tự nhiên Lào và hình 2 Sgk tr.73 - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về địa hình chủ yếu của Lào? + Lào là quốc gia có kiểu khí hậu nào? Cảnh quan thiên nhiên có đặc điểm ra sao? + Sông ngòi có đặc điểm gì? - GV mời đại diện 2 -3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi. - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Địa hình của Lào chủ yếu là đồi núi, cao về phía đông và phía bắc, thấp dần về phía tây và phía nam, có một số cao nguyên và đồng bằng lớn. + Lào có khí hậu nhiệt đới với hai mùa trong năm là mùa khô và mùa mưa. Với lượng mưa khá lớn nên cảnh quan thiên nhiên rừng phát triển, có nhiều loài động, thực vật quý. + Sông hồ Lào bắt nguồn từ miền núi phía bắc và phía đông, đổ vào sông Mê Công. - GV đặt thêm câu hỏi mở rộng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Xác định trên lược đồ hình 1 SGK tr.72 một số dãy núi, cao nguyên và sông lớn ở Lào. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án đúng:
- GV cho HS xem video mở rộng “Khám phá Nam Ngum - Hồ nước ngọt lớn nhất tại Lào” https://youtu.be/uOePRgD6Mk8 - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Hồ Nậm Ngừm được ví là gì của đất nước Lào? + Hồ Nậm Ngừm được khai thác trong những lĩnh vực nào? ………………….. |
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS lắng nghe nhiệm vụ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS quan sát lược đồ.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS làm việc nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS xem video.
- HS quan sát lược đồ.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, quan sát, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS làm việc nhóm. …………………….. |
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I + 1/2 giáo án kì II
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
- Ít nhất 6 đề kiểm tra theo cấu trúc mới: Với ma trận, đáp án, thang điểm
Phí Đặt
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 450k/môn
- Giáo án Powerpoint: 500k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 2500k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k . Lấy về dùng thực tế. THấy hài lòng thì 7 ngày sau gửi nốt phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Chuyển phí vào TK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- Ngân hàng VCB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo