Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương”

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương”. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 10: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

VĂN BẢN 1: NGHĨ THÊM VỀ CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(14 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả Nguyễn Đình Chú?

Trả lời:

- Nguyễn Đình Chú (sinh năm 1929, quê ở Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An.

- Ông là giảng viên cao cấp của khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), nổi tiếng vì ông là người thầy nhiệt tâm, nhà nghiên cứu nhiệt huyết.

- Năm 1984 ông được phong học hàm Phó giáo sư và năm 1991 được phong học hàm Giáo sư.

- Các sáng tác của ông là sức sống của tinh thần nhân văn. Văn chương của ông đi sâu vào tấm lòng, vào văn chương chở đạo, vào tư tưởng nhân nghĩa vừa nồng vừa sâu. Phong cách sáng tác của ông luôn đề cao tinh thần nhân văn trong tác phẩm.

Câu 2: Thể loại tác phẩm?

Trả lời:

- Tác phẩm Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương thuộc thể loại: nghị luận văn học.

Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?

Trả lời:

Câu 4: Phương thức biểu đạt?

Trả lời:

Câu 5: Bố cục của tác phẩm ?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?

Trả lời:

- Văn bản bàn luận về vấn đề hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Hạnh phúc của họ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đôi khi, dù người phụ nữ có cố gắng thế nào thì họ cũng không tự quyết định được hạnh phúc của chính mình.

Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời:

- Lập luận rõ ràng, mạch lạc.

- Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

 Câu 3: Tóm tắt văn văn?

Trả lời:

Câu 4: Luận đề của văn vản và cách dẫn dắt?

Trả lời:

Câu 5: Những nội dung chính nào được đề cập trong văn bản?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Người viết đã bác bỏ những ý kiến nào về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ?

Trả lời:

- Người viết đã bác bỏ những ý kiến:

+ Sự tan nát hạnh phúc là do chế độ nam nữ bất bình đẳng.

+ Vũ Nương tan nát hạnh phúc vì chiến tranh.

- Tác giả đã làm sáng tỏ luận đề bằng những luận điểm:

+ Hình tượng trung tâm là Vũ Nương đã được xây dựng với tính cách một người phụ nữ đẹp người, đặc biệt là đẹp nết nhưng lại phải chịu một nỗi oan khiên tày trời.

+ Ở phương diện thể hiện nguyên nhân đau khổ của người phụ nữ, Chuyện người con gái Nam Xương có ý nghĩa triết học sâu sắc hơn, cao hơn Truyện Kiều, bởi nó đã chạm vào sự ma quái có thực trong sự sống vốn là nghiệt ngã của con người muôn nơi, muôn thuở.

Câu 2: Tác giả đã sử dụng bằng chứng và lí lẽ nào?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết dàn ý bài văn phân tích hình tượng nhân vật người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hình tượng Vũ Nương và Thúy Kiều?

Trả lời:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần phân tích.

2. Thân bài

a. Thân phận người phụ nữ trong Chuyện người con gái Nam Xương.

* Phẩm cách tốt đẹp:

Nhà nghèo, thế nhưng lại là một người con gái có nhan sắc xinh đẹp, nhân phẩm cao quý.

Khi chồng nàng phải tòng quân đánh giặc xa nhà, mẹ chồng vì nhớ con trai mà ốm đau nàng vẫn luôn hết lòng chăm sóc như mẹ đẻ, lúc bà mất nàng cũng lo toan tang lễ thật chu toàn.

Một thân một mình, nàng sinh con sau đó lại nuôi nấng, chăm bẵm hết lòng cho đứa con trai nhỏ, một lòng thủy chung đợi ngày chồng trở về sum họp.

* Số phận bất hạnh:

Vũ Nương khi ở nhà chồng dù đã hết mực làm tròn bổn phận, nhưng vẫn phải dè dặt cẩn trọng vì sợ chồng ghen tuông.

Đến khi vất vả chờ được chồng trở về thì chỉ vì một câu nói khờ dại của đứa con lên ba, mà nàng hàm oan tội bất trinh với chồng.

Không được chồng tin tưởng, Vũ Nương vì khuất nhục, vì cùng đường mà phải chọn giải pháp tự kết liễu để minh oan cho bản thân.

=> Tư tưởng trọng nam khinh nữ và việc người phụ nữ dưới chế độ phong kiến không có tiếng nói, không được bênh vực, phải phụ thuộc vào gia đình nam nhi, đã khiến cho họ dễ dàng bị rơi vào bế tắc và chịu nhiều thiệt thòi.

- Sống lại dưới thủy cung có cuộc sống cẩm y ngọc thực, chứng minh được oan khuất thế nhưng Vũ Nương vẫn không được đoàn tụ với chồng con, phải chịu cảnh cô đơn đời đời dưới đáy nước.

=> Chung quy lại, dù thế nào bản thân Vũ Nương vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi và khổ đau nhất, câu chuyện là minh chứng cho việc người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đương thời chưa bao giờ có hạnh phúc.

- Câu chuyện phản ánh thân phận bèo bọt của người phụ nữ xưa, phản ánh sự bất công, cổ hủ của chế độ phong kiến lỗi thời, phản ánh cả những cuộc chiến tranh vô nghĩa đã khiến các gia đình ly tán, mà người chịu hậu quả cuối cùng vẫn luôn là người phụ nữ.

b. Thân phận người phụ nữ trong Truyện Kiều:

* Hoàn cảnh của Thúy Kiều:

Thúy Kiều là con gái nhà giàu, lại có nhan sắc chim sa cá lặn, tài văn chương thơ phú "thông minh vốn sẵn tính trời", thêm ngón hồ cầm tinh thông.

Kiều có lẽ là hình tượng người con gái mang vẻ đẹp toàn diện và tuyệt đối trong văn học Việt Nam.

Bản thân Thúy Kiều còn có tự do lựa chọn cho mình một tình yêu đẹp với Kim Trọng, thậm chí cả hai đã đến hồi đính ước.

* Thân phận bọt bèo, hồng nhan bạc mệnh:

Nhà Kiều lâm đại nạn, cha và em bị bắt giải đi, Thúy Kiều đành phải bỏ "tình", theo "hiếu", bán mình làm lẽ cho Mã Giám Sinh để chuộc cha và em, bội ước với Kim Trọng, nhờ em gái của mình là Thúy Vân trả nghĩa cho chàng.

Thân phận phụ nữ trong chế độ phong kiến quả thực quá mong manh và nhỏ bé. Mới hôm trước còn là tiểu thư đài các, thì ngày nay đã trở thành một món hàng được người ta ngã giá, trở thành thiếp cho một người đàn ông đáng tuổi cha chú, phải nén đau thương từ biệt gia đình, từ bỏ tình yêu đầu đời.

=> Nhan sắc, tài năng của người phụ nữ đứng trước tư tưởng trọng nam khinh nữ, trước sự bất công của xã hội hoàn toàn không có một chút phân lượng nào, cùng lắm chỉ đáng giá vài ba trăm lượng bạc trắng, đổi một kiếp người.

Thúy Kiều phải sống một cuộc đời đau đớn, khổ sở, tuyệt vọng trăm bề trong lầu xanh sau nhiều lần bị lừa dối bởi những gã đàn ông đáng ghê tởm.

Khi Thúy Kiều gặp Thúc Sinh, Kiều lại rơi vào nỗi khổ ải với chế độ đa thê phong kiến, một lần nữa phải gánh chịu những nhục nhã, chèn ép từ người vợ cả của Thúc Sinh, lần nữa chịu áp bức dưới cường quyền.

=> Nhan sắc, tài năng của nàng trở thành thứ khiến người ta ghen ghét, đố kỵ và tìm cách trừ khử.

=> Thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến phải chịu quá nhiều bất công và khổ sở, không chỉ vậy tài năng và nhân phẩm của họ cũng không hề được coi trọng và đánh giá một cách đúng đắn.

3. Kết bài

Khái quát giá trị của 2 tác phẩm.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Đình Chú)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay