Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 10: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

VĂN BẢN 3: PHÂN TÍCH BÀI KHÓC DƯƠNG KHUÊ
(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả Hoàng Hữu Yên?

Trả lời:

- Hoàng Hữu Yên (1927 – 2011), quê ở Nghệ An.

- Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn khoa Hà Nội khoá I (1953-1956), nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Văn học, trường đại học Tổng hợp Hà Nội.

Câu 2: Thể loại tác phẩm?

Trả lời:

- Tác phẩm Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”thuộc thể loại: nghị luận văn học.

Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?

Trả lời:

Câu 4: Phương thức biểu đạt?

Trả lời:

Câu 5: Bố cục của tác phẩm ?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?

Trả lời:

- Văn bản bàn luận về tình bạn cao đẹp bất chấp thời thế của Dương Khuê và Nguyễn Khuyến thông qua bài thơ Khóc Dương Khuê. Qua đó ca ngợi bài thơ là một tuyệt tác viết về tình bạn vĩnh cửu trong nền văn học nước nhà.

Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời:

- Lập luận rõ ràng, mạch lạc.

- Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

- Sử dụng cách trình bày kết hợp nêu vấn đề khách quan và phát biểu ý kiến chủ quan.

Câu 3: Tóm tắt tác phẩm theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Câu 4: Theo em, mục đích của người viết là gì?

Trả lời:

Câu 5: Luận đề của bài đọc là gì?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Các luận điểm mà tác giả đã triển khai trong bài đọc là gì?

Trả lời:

- Luận điểm 1: Tất cả nỗi đau mất bạn dường như dồn nén vào câu lục bát mở đầu này.

- Luận điểm 2: Với Nguyễn Khuyến, sau giây phút bình tĩnh lại, cả một quãng đời thanh xuân thơ mộng, êm đẹp đầy ắp kỉ niệm về tình bạn lần lượt hiện ra cụ thể, sinh động, sống dậy trong lòng và trước mắt tác giả cũng như độc giả.

- Luận điểm 3: Với mạch cảm xúc ấy, tác giả đưa chúng ta về những ấn tượng mới khó quên trong lần gặp gỡ cuối cùng của ông với bạn cố tri Dương Khuê.

- Luận điểm 4: Phần còn lại gồm mười sáu câu là phần quan trọng của tác phẩm Khóc Dương Khuê, diễn tả nỗi đau không còn bạn nữa!

- Luận điểm 5: Mấy câu kết của đoạn này làm hiện lên hình tượng nỗi đau khôn tả, tiếng khóc không nước mắt, nỗi đau dường như đã dồn cả vào lòng.

=> Các luận điểm có làm sáng tỏ được luận đề vì những luận điểm trên đã được tác giả triển khai rất chi tiết và rõ ràng.

Câu 2: Vấn đề chủ quan được nêu ra ở đây là gì?

Trả lời:

Câu 3: Ý kiến chủ quan được phát biểu như thế nào?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích tác phẩm Khóc Dương Khuê?

Trả lời:

Mở bài:

- Dẫn dắt: Tình bạn là một trong những thứ tình cảm cao quý nhất của loài người.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Trong kho tàng văn học nhân loại, có rất nhiều tác phẩm giá trị viết về đề tài này. Trong đó, “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến xứng đáng là một áng văn bất hủ.

- Nêu nhận định chung về tác phẩm: Tác phẩm là tiếng khóc ỉ ôi, là nỗi đau chua xót của Nguyễn Khuyến khi đứng trước cái chết của người bạn tâm giao của mình.

Thân bài:

1. Giới thiệu chung

- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) sinh ra tại quê ngoại ở tỉnh Nam Định, nhưng lớn lên và sống chủ yếu tại tỉnh Hà Nam. Xuất thân trong một nhà Nho nghèo, đến năm 1864 ông mới đỗ đầu kì thi Hương, năm 1871 đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình. Dù đỗ đạt cao nhưng Nguyễn Khuyến chỉ làm quan trong vòng mười năm sau đó lại về quê dạy học sống thanh bạch chốn quê nhà. Nguyễn Khuyến là một người rất có tài, có cốt cách thanh cao và một tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết. Những sáng tác của ông thành công trên cả chữ Hán và chữ Nôm với những giá trị hết sức to lớn.

- Dương Khuê là một trong những người bạn thân thiết nhất của Nguyễn Khuyến. Họ kết giao từ thuở mới bước vào trường thi, cùng chia sẻ với nhau hết những ngọt bùi của chốn quan trường. Sau này, khi kinh thành thất thủ, Nguyễn Khuyến cáo quan về quê ở ấn, còn Dương Khuê vẫn còn nấn ná lại với triều đình để gắng làm tròn chữ nghĩa theo cách của mình. Đến năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ này để khóc bạn.

- “Khóc Dương Khuê” là một áng thơ vô cùng giản dị, với lối câu từ giản dị, chất phác tiếng khóc của Nguyễn Khuyến cứ thế mà được trải dài trong những vần thơ. Những kỉ niệm năm xưa ngọt ngào, một thực tế đau đến phũ phàng đều được tác giả thể hiện một cách rất chân thực và sâu sắc.

2. Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

*Hai câu thơ đầu: Báo tin Dương Khuê mất

- Hình ảnh:

+ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”: Nguyễn Khuyến đã thể hiện sự gần gũi cùng tôn kính của mình với người bạn của mình qua cách xưng hô “bác Dương”.

+ “Nước mây man mác”: không gian cũng nhuộm màu tang thương.

+ “Ngậm ngùi lòng ta”: nhận được tin bạn mất khiến cho Nguyễn Khuyến cảm thấy vô cùng đau xót, như đứt từng khúc ruột ra vậy.

- Từ ngữ: thôi đã thôi rồi, man mác, ngậm ngùi

- Biện pháp tu từ:

+ Nói giảm nói tránh: thôi đã thôi rồi: làm giảm đi cảm giác đau buồn, hiện thực phũ phàng với tác giả.

+ Điệp từ: thôi: nhấn mạnh vào sự mất mát, trống vắng, nỗi đau trong lòng của nhân vật trữ tình.

=> Kết luận: Hai câu thơ mở đầu như một tiếng nấc nghẹn ngào được tác giả cất lên khi hay tin người bạn chí cốt của mình đã ra đi mãi mãi.

*Mười hai câu thơ tiếp theo: Sự hồi tưởng về những kỉ niệm thời xuân xanh

- Hình ảnh:

+ “Thuở đăng khoa ngày trước”, “tôi với bác cùng nhau”, “chơi nơi dặm khách”, “tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”, “tầng gác cheo leo”, “rượu ngon cùng nhắp”, “bàn soạn câu văn”: Sau những phút giây hốt hoảng vì sự ra đi đột ngột của người bạn tôn quý, Nguyễn Khuyết bình tĩnh trở về với lòng mình, tác giả nhớ lại những kỉ niệm trước đây hai người cùng nhau trải qua, cả một quãng thanh xuân tươi đẹp hiện ra trước mắt tác giả. Đó là những kỉ ức, những kỉ niệm không bao giờ có thể quên được của cả hai người. Từ những lần gặp nhau đầu tiên “thuở đăng khoa”, cho đến những ngày tháng cùng nhau rong ruổi tận hưởng những thú vui ở đời, cũng có khi say xưa bên chén rượu, hay những khi ngâm đàn hát xướng ca. Nhưng giờ đây, tất cả cũng chỉ còn là kỉ niệm mà thôi.

- Từ ngữ: nhớ, sớm hôm, cùng nhau, kính yêu, duyên trời, có khi, cũng có lúc, biết bao => Thể hiện một tình bạn vô cùng thân thiết và nhấn mạnh vào những kí ức ngọt ngào giữa hai người.

- Biện pháp tu từ:

+ Liệt kê kết hợp cùng điệp cấu trúc: cũng có lúc, cũng có khi đan chéo vào nhau vừa để liệt kê gợi nhớ, vừa tạo nên âm hưởng quấn quýt, thiết tha, thể hiện một tình bạn vô cùng đẹp đẽ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.

=> Kết luận: Khổ thơ là những kỉ niệm vô cùng sâu sắc, đẹp đẽ về tình bạn, là những kí ức không bao giờ quên được đối với tác giả.

*Tám câu thơ tiếp: Ấn tượng trong lần gặp cuối cùng, lúc cả hai đã mãn chiều xế bóng.

- Hình ảnh:

+ “Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn/ Phận đấu thăng chẳng dám tham trời”: Ý của Nguyễn Khuyến đang muốn nói đến sự nhiễu nhương của buổi giao thời. Đứng trước những biến động của xã hội, Nguyễn Khuyến đã chọn cho mình con đường cáo quan ở ẩn, còn Dương Khuê vẫn chọn ở lại làm quan. Chính vì vậy mà họ đã xa cách từ đó.

+ “Cầm tay nói hết xa gần/ Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can”: Sau những năm tháng xa cách mỗi người một phương trời, gặp lại tri kỷ nói hết những chuyện gần xa, tâm sự hết những vấn đề của cuộc sống. Thật vui sướng và hạnh phúc vì người bạn của mình vẫn còn rất khỏe mạnh và vẫn giữ được chí hướng ban đầu.

- Từ ngữ: than, già, mừng rằng, chưa can, hỏi hết xa gần

=> Kết luận: Bằng giọng điệu chua xót, Nguyễn Khuyến nhớ lại lần gặp gỡ cuối cùng với cụ Dương Khuê. Đó là vào ba năm trước, hạnh phúc và vui sương vì bác vẫn giữ nguyên được cốt cách của mình, cũng như vẫn còn khỏe mạnh so với tuổi. Nhưng thật không ngờ lần gặp đó lại là lần gặp cuối, chia tay lần ấy lại là lời vĩnh biệt.

*Mười sáu câu cuối: Nỗi đau khôn tả lúc bạn dứt áo ra đi

- Hình ảnh:

+ “Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác/ Tôi lại đau trước bác mấy ngày/ Làm sao bác vội về ngay/ Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời”: Trở lại với thực tế phũ phàng, dường như Nguyễn Khuyến vẫn chưa thể tin rằng đây là một sự thật. Nhìn vào thực tế, tác giả cho rằng xét về tuổi tác mình già hơn Dương Khuê, xét về sức khỏe, tác giả còn đau ốm cả trước người bạn già của mình. Tác giả giãi bày nỗi đau tê tái, bủn rủn của mình. Tin bạn mất đã khiến cho ông không còn tin vào thực tại, chỉ thấy chân tay mình trở nên rụng rời. Nhưng trớ trêu thay, đó lại là một sự thật nghiệt ngã.

+ “Ai chẳng biết chán đời là phải/ Vội vàng sao đã mải lên tiên”: Nguyễn Khuyến có ý trách cứ người bạn của mình. Dẫu biết rằng cuộc đời này đáng chán, nhưng tại sao lại bỏ ông mà về bên kia trước. Sao lại để tác giả phải một mình giữa cái thời thế chán kinh người này.

+ “Rượu ngon không có bạn hiền”, “Câu thơ nghĩ đắn đo không viết”, “Giường kia treo những hững hờ”, “Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”: Thẩn thơ một mình nhìn vào thực tại chán chường, giờ đây trước mắt tác giả là một sự trống vắng đến ghê người. Nhớ trước kia tôi với bạn cùng nhau uống rượu ngâm thơ, cùng nhau say sưa đàn ca dưới ánh trăng. Ấy thế mà giờ đây, rượu ngon đã có nhưng bác ở đâu, thơ viết ra cũng chẳng còn ai tâm đầu ý hợp mà luận mà ca, giường kia cũng trở nên lạnh lẽo khó gần, đàn kia gẩy lên cũng chẳng còn thấy hay ho tí nào. Sự trống vắng cứ thế mà dâng trào trong trái tim của thi sĩ, đọng lại một niềm đau đáu nhớ bạn đến khôn nguôi.

+ “Tuổi già hạt lệ như sương/ Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.": Thể hiện một nỗi đau triền miên đến bất tận, đó là tiếng khóc không nước mắt, là những hàng lệ chảy ngược vào trong. Hai câu thơ đã cực tả nỗi đau mất bạn của Nguyễn Khuyến.

- Từ ngữ: lên tiên, không viết, hững hờ, đưa ai, ngẩn ngơ, hạt lệ, chứa chan... => thể hiện sự đau đớn khôn nguôi trong tâm hồn của thi sĩ.

- Biện pháp tu từ: Liệt kê thực tế phũ phàng khi không còn có bạn đồng hành qua => nhấn mạnh thêm nỗi đau và sự trống vắng trong lòng của tác giả.

=> Kết luận: Như vậy, với mạch cảm xúc ấy, nỗi đau khi mất đi ngừi bạn thân thiết của mình đã được Nguyễn Khuyến đặc tả dưới những cung bậc khác nhau: có khi thì bộc phát, khi lại trở nên ngậm ngùi nuối tiếc, lúc lại lắng đọng vào sâu trong tâm hồn của tác giả.

3. Đánh giá chung

- Nghệ thuật

+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát mang đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu, lời thơ chân thành, thấm thía.

+ Các biện pháp tu từ như nói giảm nói tránh, điệp cấu trúc, so sánh, câu hỏi tu từ... cũng góp một phần không nhỏ trong việc làm nên thành công của tác phẩm.

- Nội dung: Bài thơ mang một nỗi niềm tiếc nuối sâu sắc về sự ra đi của người bạn thân thiết của mình, từ đó góp phần khẳng định những giá trị tốt đẹp về tình cảm giữa con người với con người. Bài thơ đã để lại cái nhìn cao đẹp về tình bạn cũng như nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

4. Liên hệ mở rộng

Nếu Việt Nam có tình bạn đẹp của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, thì Trung Hoa có đôi bạn Lý Bạch và Đỗ Phủ. Dù tính cách của hai người này có nét trái ngược nhau, Lý Bạch có tâm hồn phóng khoáng, phiêu liêu, thích tự do, bồ bã. Đỗ Phủ lại là một nặng tình, nhiều tâm tư, lắm nguyên tắc, kính thánh tôn hiền. Nhưng họ đã gặp nhau và trở thành những người bạn bè thân thiết của nhau. Viết về chuyện tình này, Đỗ Phủ đã từng thổ lộ rằng:

“Tôi cũng là khách như ông ở Đông Mông.

Ta thương nhau như anh em ruột.

Trời thu lạnh, say ngủ đắp chung chăn

Ban ngày nắm tay cùng đi đây đó.”

Họ gặp nhau khi cả hai cùng làm khách ở Đông Mông. Như một mối lương duyên trời định, cả hai thi thánh đã kết duyên bạn bè với nhau. Có biết bao kỉ niệm buồn vui, cùng gắn bó với nhau trên những chặng đường lớn nhỏ, lang thang cùng với nhau khắp chốn đó đây. Như vậy, có thể thấy, tình bạn là một chủ đề rất quen thuộc trong thơ ca, mỗi người đều sẽ có những câu chuyện khác nhau. Và nghiễm nhiên rằng, mỗi tác giả đều cũng sẽ có những cách thức khác nhau để chuyển tải câu chuyện của mình.

Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của tác phẩm: “Khóc Dương Khuê” xứng đáng là một trong những bài thơ đặc sắc nhất viết về tình bạn của thơ ca nhân loại.

- Liên hệ bản thân, thời đại: Chính nhờ những cảm xúc chân thành được cất lên từ chính trái tim mình, mà Nguyễn Khuyến đã tạo nên cho tác phẩm một dấu ấn khó phai trong lòng độc giả đến muôn đời.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 10: Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” (Hoàng Hữu Yên)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay