Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 7: Quê hương
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Quê hương. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO
VĂN BẢN 1: QUÊ HƯƠNG
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả Tế Hanh?
Trả lời:
- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương
- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết
Câu 2: Thể loại tác phẩm?
Trả lời:
Thể loại: Thơ tám chữ
Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?
Trả lời:
a, Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết.
Câu 4: Phương thức biểu đạt?
Trả lời:
Câu 5: Bố cục của tác phẩm ?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?
Trả lời:
* Giá trị nội dung: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
- Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên
- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
- Các hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo
Câu 3: Làng quê trong tác phẩm được giới thiệu như thế nào?
Trả lời:
Câu 4: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Câu 5: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về có điều gì đặc sắc?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Nỗi nhớ quê hương được được thể hiện như thế nào trong bài thơ ?
Trả lời:
- Hình ảnh : “ màu nước xanh”, “ cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “ con thuyền rẽ sóng”
→ Hình ảnh binh dị, thân thuộc
- Mũi vị “ mùi nồng mặn” – mùi của biển khơi, cá tôm, của con người → hương vị đặc trưng của quê hương
=> Nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương
Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tác phẩm?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Viết dàn ý cho bài văn phân tích tác phẩm Quê hương của Tế Hanh?
Trả lời:
1 Mở bài
- Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh với bài thơ Quê hương
- Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương đằm thắm, tha thiết của tác giả với quê hương. Mà cụ thể là một làng quê với những con người miền biển tươi sáng, đầy sức sống và khỏe khoắn.
2 Thân bài
a) Giới thiệu chung về làng quê của tác giả (2 câu thơ đầu).
b) Khung cảnh bức tranh quê hương và nỗi lòng của nhà thơ.
* Miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá (6 câu thơ tiếp)
- Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh: "con tuấn mã"
- Cùng với những động từ mạnh: "phăng, hăng, vượt"
- Tính từ: "mạnh mẽ"
=> Tái hiện lại thật ấn tượng khí thế dũng mãnh của con thuyền ra khơi. Toát lên một bức tranh lao động đầy hứng khởi với sức sống mãnh liệt, một vẻ đẹp hùng tráng nên thơ.
* Cảnh đoàn thuyền trở về bến (8 câu thơ tiếp)
- 4 câu đầu: Miêu tả bức tranh lao động tấp nập, hối hả, đầy ắp niềm vui, niềm hân hoan của những người dân chài đang háo hức thu hoạch những thành quả của mình.
- 4 câu tiếp theo: Miêu tả cảnh người dân chài và con thuyền nằm nghỉ ngơi sau một chuyến ra khơi. Với nghệ thuật nhân hóa "con thuyền" từ một vật vô tri đã trở nên có hồn.
c) Khổ kết: Nói về nỗi lòng của nhà thơ với quê hương. Xa quê đã lâu nên nỗi nhớ càng trở nên da diết, chân thành, mộc mạc và giản dị như được thốt ra từ trái tim với cái "mùi mặn nồng", nhớ những cái quen thuộc, những đặc trưng của thôn quê như một hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương mình. Chỉ có một tâm hồn yêu thương gắn bó thật sâu nặng với người dân làng chài thì nhà thơ mới cảm nhận được tinh tế như thế.
3 Kết bài
- Giọng thơ sôi nổi, tha thiết, mãnh liệt
- Qua đó thấy được tình cảm đằm thắm của tác giả giành cho người dân làng chài ven biển.Một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng. Một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 7: Quê hương (Tế Hanh)