Giáo án ôn tập toán 7 cánh diều Chương 5 Bài 6: xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản

Dưới đây là giáo án ôn tập Chương 5 Bài 6: xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản. Bài học nằm trong chương trình toán 7 Cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm toán 7 cánh diều

BÀI 6: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ NGẪU NHIÊN TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƠN GIẢN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn lại và củng cố kiến thức về xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản thông qua luyện tập các phiếu bài tập.

+ Nhận biết được xác suất của một số biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản

+ Tính được xác suất của một số biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản

 

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:
  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
  1. Năng lực riêng:
  • Tư duy và lập luận toán học: nhận biết khái niệm liên quan đến tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố và số phần tử của tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra đối biến cố.
  • Mô hình hóa toán học.
  • Giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
  • Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3.Về phẩm chất:

  • Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
  • Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Vở, nháp, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi:

+ Xác suất của biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc được tính như thế nào?

+ Xác suất của biến cố trong trò chơi rút thẻ được tính như thế nào?

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. a. Mục tiêu: HS nhắc lại và hiểu được phần lý thuyết của bài. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
  4. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản” trước khi thực hiện các phiếu bài tập.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.

* Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả.

* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

1. Xác suất của biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc

Xác suất của một biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc bằng tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc.

2. Xác suất của biến cố trong trò chơi rút thẻ từ trong hộp 

Xác suất của một biến cố trong trò chơi rút thẻ từ trong hộp bằng tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.

Chú ý:

- Xác suất của một biến cố trong trò chơi viết ngẫu nhiên một số tự nhiên bằng tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra.

- Xác suất của một biến cố trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một học sinh bằng tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp trong bài “Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản” thông qua các phiếu bài tập.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, thực hiện các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu bài tập.
  4. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

DẠNG 1: Xác suất của biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc, tung đồng xu

Phương pháp giải:

Xác suất của một biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc bằng tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc.

Bài 1. Gieo một con xúc xắc sáu mặt cân đối. Tìm xác suất của các biến cố sau:

C: "Gieo được mặt 6 chấm";

D: "Gieo được mặt 3 chấm".

Bài 2. Tung một đồng xu cân đối. Tìm xác suất của các biến cố sau:

 : "Đồng xu xuất hiện mặt ngửa";

 : "Đồng xu xuất hiện mặt sấp".

 

Bài 3. Tung một đồng xu cân đối lần lượt hai lần.

a) Em hãy liệt kê các kết quả có thể xảy ra.

b) Các kết quả đó có đồng khả năng xảy ra không?

c) Tính xác suất của biến cố hai lần tung đều được mặt sấp.

Bài 4. Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số lẻ và không chia hết cho 3”;

b) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 5 dư 3”.

 

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV cho đại diện các nhóm trình bày, chốt đáp án đúng và lưu ý lỗi sai.

Gợi ý đáp án:

DẠNG 1:

Bài 1. Vì con xúc xắc sáu mặt cân đối nên 6 biến cố sau đồng khả năng:

"Gieo được mặt 1 chấm"; "Gieo được mặt 2 chấm";

"Gieo được mặt 3 chấm";"Gieo được mặt 4 chấm";

"Gieo được mặt 5 chấm";"Gieo được mặt 6 chấm";

Mặt khác, luôn xảy ra duy nhất một biến cố trong 6 biến cố này.

Vì vậy, .

Bài 2. Do đồng xu cân đối và có hai mặt (sấp và ngửa) nên khả năng xảy ra biến cố  và  là như nhau. Mặt khác, trong mỗi lần tung đồng xu luôn xảy ra duy nhất một trong hai biến cố  và . Vì vậy .

Bài 3.

a) Có 4 kết quả có thể xảy ra:

- Cả hai lần được mặt sấp.

- Lần đầu tung được mặt sấp, lần sau tung được mặt ngửa.

- Lần đầu tung được mặt ngửa, lần sau tung được mặt sấp.

- Cả hai lần tung được mặt ngửa.

b) Các kết quả đó có khả năng xảy ra như nhau.

c) .

Bài 4.

a) .

b) .

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 300k/học kì - 350k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm toán 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Xem thêm các bài khác

CHƯƠNG I: SỐ HỮU TỈ

 

CHƯƠNG II: SỐ THỰC 

 

CHƯƠNG III: HÌNH HỌC TRỰC QUAN

 

CHƯƠNG IV: GÓC ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

 

CHƯƠNG V: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

Giáo án ôn tập toán 7 cánh diều Chương 5 Bài 2: phân tích và xử lí dữ liệu
Chat hỗ trợ
Chat ngay