Giáo án tiết: Văn bản 3 - Chữ bầu lên nhà thơ
Giáo án tiết: Văn bản 3 - Chữ bầu lên nhà thơ sách ngữ văn 10 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của ngữ văn 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án tiết: Văn bản 3 - Chữ bầu lên nhà thơ
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT …: VĂN BẢN 3. CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ
____Lê Đạt____
- MỤC TIÊU
- Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được nội dung của luận để, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận bàn về một vấn để văn học.
- HS phân tích được quan niệm độc đáo của nhà thơ Lê Đạt về yếu tố then chốt trong sáng tạo thơ, cũng là yếu tố làm nên “khuôn mặt” riêng biệt của thơ so với các loại hình sáng tác ngôn từ khác.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất:
- HS có được nhận thức đẩy đủ hơn về lao động thơ và về nhà thơ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Chữ bầu lên nhà thơ.
- Nội dung: GV cho HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quan điểm về nhà thơ.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở:
- Trong hình dung cùa bạn, nhà thơ phài là người thế nào? Bạn có cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, “bốc đồng”?
- Bạn nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay công việc làm thơ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia sẻ suy nghĩ và chia sẻ suy nghĩ về nhà thơ hoặc những định nghĩa về công việc làm thơ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt vào bài: Nhà thơ là người phát ngôn, người đặt tên, người đại diện cái đẹp… Dấu hiệu và bằng chứng của nhà thơ là ở chỗ anh ta nói được những lời người khác chưa từng nói. Nhận định trên đã khẳng định sáng tạo văn chương không phải là những người thợ khéo tay, chỉ làm theo một vài khuôn mẫu đưa cho, mà người nghệ sĩ phải tìm tòi, phát hiện ra những cái mới, nói như Nam Cao chính là: “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của tác giả Lê Đạt đã bàn về nghề thơ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu để biết thêm về nghề lao động nghệ thuật cao quý này.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu 2-3 HS đọc văn bản. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu môt số từ được chú thích trong bài: ý tại ngôn tại, ý tại ngôn ngoại, tự vị, hóa trị. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trình bày phần tìm hiểu theo nhóm đã phân công từ tiết trước. - GV yêu cầu HS: xác định thể loại, phân chia bố cục văn bản.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV bổ sung: + Tiểu sử nhà thơ Lê Đạt: · Ông là một trong những nhân vật trụ cột của phong trào nhân văn giai phẩm · Ông tham gia cách mạng ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Gần như trong suốt quá trình hoạt động ông đều công tác ở ngành Tuyên huấn, sau lên Tuyên huấn Trung ương, trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục. Vì vậy ông có dịp tiếp xúc với gần như tất cả giới văn nghệ Cách mạng Việt Nam. · Hòa bình lập lại năm 1954, ông về Hà Nội làm biên tập viên, bí thư chi bộ của báo Văn nghệ, rồi được học lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh, trước khi Nhân văn giai phẩm bùng nổ. · Với bài thơ Ông bình vôi đăng trên báo Nhân Văn mà nhiều người cho là ám chỉ Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đảng, ông bị lên án "phản động" và bị trừng phạt · Đầu tiên ông được thuyên chuyển sang làm ở ban đối ngoại của Hội Nhà Văn Việt Nam để không cho tiếp xúc với việc làm báo nữa, trước khi bị truất quyền đảng viên vào tháng 7 năm 1957. · Một năm sau, sau khi dự lớp "đấu tranh tư tưởng" tại Thái Hà Ấp, vào tháng 8 năm 1958, ông chính thức bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và đình chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm. Thực tế hình phạt 3 năm đã kéo dài 30 năm, cho đến năm 1988, khi ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn và quyền xuất bản. · Năm 2007, cùng với ba nhà thơ khác của Phong trào Nhân văn - giai phẩm là Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm, ông được nhận Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật. · Ông mất ngày 21/04/2008 tại Hà Nội. | I. Tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản
2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Tên: Lê Đạt - Năm sinh – năm mất: 1929-2008 - Quê quán: Bắc Giang - Ông là nhà thơ luôn có ý thức tìm tòi, cách tân, đề cao lao động chữ nghĩa và nhận mình là “phu chữ”.
b. Tác phẩm - Chữ bầu lên nhà thơ được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994
- Thể loại: văn bản nghị luận - Bố cục: 3 phần + Phần 1: Ý kiến từng được nhà thơ phát biểu ở các diễn đàn xoay quanh đặc thù của lao động, của ngôn từ trong thơ. + Phần 2: Đối thoại với những quan niệm mà tác giả không đồng tình trên vấn đề lao động thơ và nhận diện tầm vóc nhà thơ. + Phần 3: Luận về sự thống nhất mà khác biệt giữa các con đường thơ và thước đo một nhà thơ chân chính.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất