Giáo án và PPT Ngữ văn 7 cánh diều Bài 4: Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 4: Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc). Thuộc chương trình Ngữ văn 7 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 cánh diều
VĂN BẢN 2: “VẺ ĐẸP CỦA BÀI THƠ TIẾNG GÀ TRƯA"
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV tổ chức trò chơi “Món quà bí mật”
?1 Mục đích chính của nghị luận văn học là gì?
?2 Nội dung của bài nghị luận văn học là gì?
?3 Các yếu tố của bài NLVH là gì?
?4 (Từ một bức tranh) Bức tranh này gợi em nhớ đến bài thơ nào em đã học?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động 1: Đặc điểm kiểu bài nghị luận văn học của văn bản
GV chia nhóm cặp đôi
-Văn bản viết về vấn đề gì? Vấn đề đó nằm ở phần nào của văn bản? (nằm ở nhan đề văn bản)
-Nhan đề đã thể hiện vấn đề đó như thế nào? (Thể hiện khái quát vấn đề nghị luận)
-Bài thơ “Tiếng gà trưa” được tác giả phân tích theo trình tự nào?
-Mục đích của văn bản là gì?
-Để thuyết phục người đọc hiểu rõ vấn đề nghị luận, tác giả đã làm cách nào
Sản phẩm dự kiến:
a. Vấn đề nghị luận: Đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ “Tiếng gà trưa”.
b. Trình tự nghị luận: Bám sát mạch cảm xúc bài thơ “Tiếng gà trưa”. Cảm xúc được bắt nguồn từ âm thanh tiếng gà khơi nguồn nỗi nhớ về tuổi thơ, kí ức về người bà; cảm xúc được tiếp nối bằng kỉ niệm và cảm xúc biết ơn, yêu kính bà; cuối cùng lắng đọng ở mục đích chiến đấu cao đẹp của người chiến sĩ ở khổ thơ cuối.
c. Mục đích của văn bản: Giúp người đọc hiểu được sự độc đáo nghệ thuật (ngôn từ, biện pháp tu từ, nhịp điệu) và nét đặc sắc nội dung (tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước) của bài thơ “Tiếng gà trưa”. Từ đó, văn bản khơi gợi và bồi dưỡng cho người người đọc tình yêu đối với tác phẩm văn chương và tình cảm gia đình cao quý,
c. Phương pháp nghị luận: để thuyết phục người đọc, người viết đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng
- Giao nhiệm vụ:
+Tìm hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn
+Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
+Qua hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn, em thấy tác giả đã thể hiện thái độ gì?
Sản phẩm dự kiến:
| Đặc sắc về nghệ thuật | Đặc sắc về nội dung |
Lí lẽ | Khổ thơ có nhiều nét đặc sắc độc đáo về lặp âm, dấu chấm lửng, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác | Khổ thơ thứ nhất là nguồn mạch cảm xúc của bài thơ, âm thanh tiếng gà khơi gợi nỗi nhớ về tuổi thơ, về bà kính yêu. |
Dẫn chứng | + Dòng thơ thứ tư “Cục..cục tác cục ta”: phép lặp âm, dấu chấm lửng + tác dụng.. + So sánh âm thanh “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh với âm thanh tiếng gà trong thơ Trần Đăng Khoa. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác + tác dụng. | “Khổ thơ đầu kể chuyện anh bộ đội trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ”... “Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm tuổi thơ”. |
Hoạt động 3: Giá trị nhận thức
HS làm việc cặp đôi
-Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về bài thơ “Tiếng gà trưa” đã học ở Bài 2?
-Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” đã bồi đắp tâm hồn em như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
- Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được đặc sắc nghệ thuật và nội dung bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đã học ở Bài 2)
- Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” đã bồi đắp tâm hồn em về tình cảm gia đình, tình cảm bà cháu, tình yêu Tổ quốc, quê hương; tạo động lực để em tiếp tục học tập và cống hiến.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Yếu tố hình thức nào của khổ thơ (khổ 1) được tác giả chú ý?
A. Dòng thớ thứ tư có việc lặp âm và dấu chấm lửng mô phỏng sát với tiếng gà.
B. Vần lưng, vần chân
C. Đối lập và câu hỏi tu từ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?
A. Hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định.
B. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác, chuyển đổi từ hình thái cảm giác này sang hình thái cảm giác khác.
C. Được nhận biết bằng một giác quan khác.
D. Cả 3 đáp án trên
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: A
Câu 2: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em hãy trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp một bài thơ em yêu thích
Câu 2: Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh khác với tiếng gà Ò....ó....o của Trần Đăng Khoa ở điểm nào?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 cánh diều
NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo cả năm
Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Đề thi kì ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kết nối tri thức
Đề thi kì ngữ văn 7 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức