Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều Bài 4: Vẻ đẹp bài thơ Tiếng gà trưa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 4_Đọc_Vẻ đẹp bài thơ Tiếng gà trưa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

ĐỌC BÀI: VẺ ĐẸP BÀI THƠ TIẾNG GÀ TRƯA

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Tác phẩm “Tiếng gà trưa” được nhắc đến trong văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa do ai sáng tác?

A. Huy Cận

B. Xuân Quỳnh

C. Xuân Diệu

D. Vũ Đình Liên

Câu 2: Năm sinh, năm mất của tác giả Đinh Trọng Lạc là?

A. 1918 – 1999

B. 1928 – 2000

C. 1938 – 2001

D. 1948 – 2002

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 4: Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa được chia thành mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 5: Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa viết về nội dung gì?

A. Kể chuyện anh bộ đội trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ

B. Diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa

C. Giới thiệu quê hương, xuất thân của những người lính

D. Hình ảnh chiếc xe không kính và người lính lái xe trong tư thế hiên ngang, lạc quan

Câu 6: Theo Đinh Trọng Lạc, Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh khác với tiếng gà Ò…ó…o của Trần Đăng Khoa ở điểm nào?

A. Mang giá trị nghệ thuật hơn

B. Liên tưởng sâu sắc hơn

C. Lắng đọng làm người ta xao xuyến, bồi hồi

D. Đơn giản, dễ hiểu hơn

Câu 7: Theo Đinh Trọng Lạc, khổ thơ nào của bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất, cảm động nhất

A. Khổ thơ thứ nhất

B. Khổ thơ thứ hai

C. Khổ thơ thứ ba

D. Khổ thơ cuối

Câu 8: Bài thơ được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời gian nào?

A. thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

B. thời kì cuối kháng chiến chống Pháp

C. thời kì đầu kháng chiến chống Mĩ

D.thời kì cuối kháng chiến chống Mĩ

Câu 9: Bài thơ "Tiếng gà trưa" được viết chủ yếu theo thể thơ nào?

A. Lục bát.

B. Bốn chữ.

C. Song thất lục bát.

D. Năm chữ.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Mạch cảm xúc trong bài diễ biến theo trình tự nào?

A. quá khứ - hiện tại

B. hiện tại – quá khứ - hiện tại

C. quá khứ - hiện tại - tương lai

D. hiện tại - quá khứ - tương lai

Câu 2: Điệp khúc "tiếng gà trưa"được lặp đi lặp lại 4 lần Có tác dụng như thế nào?

A. Tạo nhịp điệu cho bài thơ dồn dập, lôi cuốn

B. Tạo sợi dây liên kết giữa các kỉ niệm

C. Để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh cho bài thơ

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Hình ảnh, kỉ niệm của tuổi thơ nào đã được gợi lại từ tiếng gà trưa?

A. Hình ảnh đàn gà, tiếng bà mắng cháu, hình ảnh người bà

B. Tiếng bà mắng cháu, hình ảnh mâm cơm tuổi thơ

C. Hình ảnh người bà, hình ảnh bếp lửa, hình ảnh cánh đồng lúa chín

D. Hình ảnh quả trứng, hình ảnh đàn gà, hình ảnh người bà

Câu 4: Nhân định nào đúng nét đặc sắc của nội dung, nghệ thuật của bài?

A. Gợi kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ đẹp đẽ, tình bà cháu nồng ấm.

B. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

C. Thể thơ 5 chữ, gieo vần linh hoạt

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Hình ảnh nổi bật nhất xuyên suốt bài thơ là

A. Tiếng gà trưa.

C. Người bà.

B. Quả trứng hồng.

D. Người chiến sĩ.

Câu 6: Câu thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại mấy lần trong bài thơ?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 7: Điệp ngữ "Tiếng gà trưa" có tác dụng gì trong bài thơ?

A. tạo điểm nhấn cho bài thơ.

B. gợi lại những kỉ niệm bên bà những ngày thơ ấu.

C. thôi thúc trong lòng người chiến sĩ tình cảm mới mẻ về nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ quê hương.

D. Tất cả đều đúng

Câu 8: Từ “chắt chiu” trong câu “Dành từng quả chắt chiu” có nghĩa gì?

A. Tiết kiệm, dè sẻn

B. Giữ gìn, nâng niu

C. Quan tâm, chăm sóc

D. Âu yếm, vỗ về

Câu 9: Tình cảm nào được tiếng gà trưa thức dậy qua đoạn thơ chúng ta vừa tìm hiểu?

A. Tình yêu làng xóm quê hương.

B. Tình bà cháu.

C. Tình yêu những chú gà mái mơ.

D. Tình đồng đội

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ trên là?

A. Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc

B. Cách diễn đạt tự nhiên với những hình ảnh giản dị chân thực

C. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa có giá trị biểu cảm cao

D. Sử dụng rộng rãi lối liên tưởng, tưởng tượng

Câu 2: Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ “thân thuộc” trong câu “vì xóm làng thân thuộc”?

A. Thân thiết

B. Thân tình

C. Thân ái

D. Thân thiện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay