Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?))

Dưới đây là giáo án bài 2: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?)). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: NỖI NIỀM CHINH PHỤ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về thơ song thất lục bát.

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Nỗi niềm chinh phục (vần, thanh điệu, nhịp, giá trị nội dung…).

  • Luyện tập theo văn bản Nỗi niềm chinh phụ.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố của thể thơ song thất lục bát (nhịp thơ, vần, thanh điệu,… ), nêu được nội dung bao quát của văn bản, phân tích một số chi tiết tiêu biểu, hình ảnh nghệ thuật mang tính biểu tượng trong văn bản Nỗi niềm chinh phụ.

  • Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản.

  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản Nỗi niềm chinh phụ.

3. Phẩm chất

  • Yêu thương, đồng cảm với con người.

  • Trân trọng vẻ đẹp của của cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi Chiếc hộp kì diệu, trả lời nhanh các câu hỏi có liên quan đến thể thơ song thất lục bát.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi Chiếc hộp kì diệu, bốc thăm câu hỏi để trả lời những câu hỏi ẩn dấu có liên quan đến đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.

- Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất sẽ giành chiến thắng.

- Thời gian: 10 phút.

- Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Trình bày về đặc điểm về hình thức của thể thơ song thất lục bát (các cặp câu đan xen, số khổ thơ trong một bài, số câu thơ trong mỗi khổ, hiện tượng biến thể).

Câu 2: Thể thơ song thất lục bát gieo vần bằng và vần trắc ở những vị trí nào?

Câu 3: Thanh điệu của thể song thất lục bát có đặc điểm gì?

Câu 4: Thể song thất lục bát có cách ngắt nhịp như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, giành quyền trả lời (nếu nhóm bạn trả lời sai).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. 

- Gợi ý đáp án câu hỏi khởi động:

Câu 1: 

+ Kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát). 

+ Bài thơ song thất lục bát có thể được chia khổ hoặc không, số câu thơ trong mỗi khổ thơ cũng không cố định. 

+ hiện tượng biến thể: có khi bài thơ mở đầu bằng cặp lục bát chứ không phải cặp song thất; có khi một số cặp lục bát liền nhau sau đó mới đến cặp song thất; có khi số chữ của các câu thơ không theo quy định.

Câu 2: Cách gieo vần bằng, vần trắc: 

Vị trí tiếng

1

2

3

4

5

6

7

8

Câu thất 1

-

-

-

-

B

-

T

 

Câu thất 2

-

-

B

-

T

-

B

 

Câu lục

-

B

-

T

-

B

 

 

Câu bát

-

B

-

T

-

B

-

B

 

Câu 3: Sử dụng cả vẫn lưng (yêu vận) và vẫn chân (cước vận):

+Vần lưng được gieo ở tiếng thứ sáu (hoặc thứ tư) của câu thơ 8 tiếng (hiệp vẫn với tiếng cuối của câu thơ 6 tiếng ngay trước nó) và tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu thơ 7 tiếng (hiệp vẫn với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó). 

+ Vần chân được gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ.

Câu 4: 

+ Câu thơ 7 tiếng thường có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/2/2 hay 3/4). 

+ Hai câu 6 và 8 ngắt nhịp theo thể lục bát. Một số câu thơ có thể đọc theo những cách ngắt nhịp khác nhau, mỗi cách ngắt nhịp tạo ra một nghĩa, giúp người đọc có được sự đa dạng trong cảm thụ.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 18, là tác phẩm thơ chữ Hán xuất sắc trong kho tàng Văn học Cổ điển nước ta. Ngày nay nói đến “Chinh phụ ngâm” là bạn đọc nghĩ ngay đến bản dịch của Đoàn Thị Điểm, chứ ít người có điều kiện để tiếp cận với nguyên bản chữ Hán của tác giả. Và có lẽ sau “Truyện Kiều”, bản dịch này được nhiều người thuộc nhất, trong tất cả các thi phẩm cổ điển nước nhà. Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về thể song thất lục bát thông qua đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ thuộc “tập thơ của thời đại, tập thơ của thế kỉ XVIII” này.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Nỗi niềm chinh phụ.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Nỗi niềm chinh phụ.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Nỗi niềm chinh phụ và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 2 nhóm thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Trình bày hiểu biết cơ bản về tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm Chinh phụ ngâm.

+ Nhóm 2: Trình bày hiểu biết về dịch giả Đoàn Thị Điểm và vị trí, nội dung chính của đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Hoạt động 1: Nhắc lại đặc điểm của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share đọc văn bản Nỗi niềm chinh phụ và hoàn thành Phiếu học tập số 1 về đặc điểm của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ

Thời gian thực hiện: 10 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Nhắc lại những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:

- GV yêu cầu HS đọc văn bản Nỗi niềm chinh phụ và hoàn thành các thử thách theo 2 chặng với các yêu cầu cụ thể:

+ Chặng 1: Trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 2 về tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong văn bản Nỗi niềm chinh phụ.  Thời gian thực hiện: 15 phút.

+ Chặng 2: Liệt kê một số thành công nghệ thuật được thể hiện trong văn bản Nỗi niềm chinh phụ. Thời gian thực hiện: 7 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm

1. Tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm Chinh phụ ngâm.

a. Tác giả Đặng Trần Côn

- Sống vào khoảng đầu thế kỉ XVIII, quê ở làng Nhân Mục, nay thuộc Hà Nội.

- Sáng tác của ông chú trọng thể hiện những tình cảm riêng tư, những nỗi niềm trắc ẩn của con người.

- Các tác phẩm đều được viết bằng chữ Hán.

b. Tác phẩm Chinh phụ ngâm.

- Tên gọi khác: Chinh phụ ngâm khúc.

- Sáng tác trong khoảng 11740 – 1742 bằng chữ Hán.

- Tác phẩm giải bày tâm sự của một người vợ có chồng ra trận, mong mỏi ngày chồng chiến thắng trở về.

2. Dịch giả Đoàn Thị Điểm và đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ.

a. Dịch giả Đoàn Thị Điểm

- Hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, quê ở Hưng Yên.

- Là một người phụ nữ toàn diện, rất có nghị lực và bản lĩnh.

- Sáng tác văn thơ bằng cả chữ Hán và chữ Nôm.

b. Đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ

- Gồm 24 câu (từ 41 đến 64) thể hiện những tình cảm đầy lưu luyến của người chinh phụ khi phải xa cách người chinh phu.

II. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ.

- Phụ lục đáp án Phiếu học tập số 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ.

- Phụ lục đáp án Phiếu học tập số 2.

- Một số thành công nghệ thuật trong đoạn trích:

Điệp từ: xanh, Tiêu Tương, Hàm Dương,…

+ Đối: Chàng thì đi  - Thiếp thì về, tuôn màu mây biếc – trải ngàn núi xanh… khắc họa tính chất phân hợp của cuộc chia li.

=> Sự kết hợp của đối và điệp, vừa liên hoàn, vừa cách cú diễn tả sự chia li những tình cảm vẫn vấn vít của người chinh phu, chinh phụ.

+ Câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?...

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng: khoảng cách giữa Tiêu Tương và Hàm Dương…

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình: màu xanh gợi nên cảm giác cô đơn, trống vắng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

Phiếu học tập số 1:

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Khái quát đặc điểm thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn trích 

Nỗi niềm chinh phụ

Đặc điểm của thể thơ

Những biểu hiện trong văn bản

Vần

 

Thanh điệu

 

Nhịp

 

 

Đáp án gợi ý Phiếu học tập số 1:

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Khái quát đặc điểm thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn trích 

Nỗi niềm chinh phụ

Đặc điểm của thể thơ

Những biểu hiện trong văn bản

Vần

Vần lưng: 

+ Tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu 8 hiệp vần với tiếng cuối của câu 6 ngay trước nó: bay – này, trường – đường, Hàm Dương – Tiêu Dương….

+ Tiếng thứ 3 (hoặc thứ 5) của câu 7 hiệp với tiếng cuối của câu 7 liền trước nó: bống – trống, bóng – vọng, thấy – mấy…

- Vần chân: tay – này, Dương – đường, chăn - ngăn,….

Thanh điệu

Câu thất 1: luật phối thanh đặt vào các tiếng 3-5-7 (T-B-T).

 

- Câu thất 2: luật phối thanh đặt vào các tiếng 3-5-7 (B-T-B).

 

 

- Câu 6 và câu 8 tuân theo luật của thể lục bát: các tiếng 2-4-6 có luật phối thanh là B-T-B

 

 

 

 

Nhịp

Câu thơ 7 tiếng thường có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/2/2 hoặc 3/4). Ví dụ: 

+ Cùng trông lại/ mà cùng chẳng thấy 

Thấy xanh xanh/ những mấy ngàn dâu.

=> Nhịp 3/4

+ Tiếng địch thổi/ nghe chừng đồng vọng

Hàng cờ bay/ trông bóng phất phơ.

- Cặp câu lục bát: ngắt nhịp chẵn 2/4, 4/4,… hoặc nhịp lẻ 3/3, 3/5…Ví dụ:

+ Đoái trông theo/ đã cách ngăn => Nhịp 3/3

Tuôn màu mây biếc/ trải ngần núi xanh. => Nhịp 4/4

+ Quân đưa/ chàng ruổi/ lên đường => Nhịp 2/2/2

Liễu dương biết thiếp/ đoạn trường này chăng? => Nhịp 4/4

 

Phiếu học tập số 2:

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Trả lời các câu hỏi về tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong văn bản 

Nỗi niềm chinh phụ.

Không gian chia li giữa người chinh phu và người chinh phụ có đặc điểm gì?

 

Hai câu thơ sau đây diễn tả tâm trạng của người chinh phu, chinh phụ như thế nào?

Dấu chàng theo lớp mây đưa

Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.

 

Hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương được lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc, tình cảm của nhân vật trữ tình?

 

Cảnh sắc thiên nhiên đã góp phần phản ánh tâm trạng con người như thế nào ở bốn câu thơ cuối đoạn trích?

 

 

Đáp án gợi ý Phiếu học tập số 2:

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Trả lời các câu hỏi về tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong văn bản 

Nỗi niềm chinh phụ.

Không gian chia li giữa người chinh phu và người chinh phụ có đặc điểm gì?

Ngăn cách họ là không gian rộng lớn: “mây biếc”, “núi xanh”.

- Các động từ “tuôn”, “trải” (“tuôn ngàn mây biếc”, “trải ngàn núi xanh”) thể hiện sự lan tràn của màu xanh, bây bọc, cản trở con người.

- Không gian màu xanh ở đây là không gian của thiên nhiên nhưng cũng là không gian của chia li, tâm trạng.

Hai câu thơ sau đây diễn tả tâm trạng của người chinh phu, chinh phụ như thế nào?

Dấu chàng theo lớp mây đưa

Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.

…………..

Hai câu thơ mở ra một không gian thiên nhiên vô cùng rộng lớn, bao la rợn ngợp.

- Bất chấp mọi sự cản trở, họ vẫn luôn luôn hướng về nhau, quan tâm, lo lắng cho nhau, tô đậm thêm cho sự khắng khít, gắn bó không muốn xa rời của đôi vợ chồng. 

………………..

--------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 850k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án 1/2 kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề kiểm tra giữa học kì I - đề cấu trúc mới, ma trận, thang điểm, đáp án
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay