Đáp án Ngữ văn 9 kết nối Phiếu học tập 1
File đáp án Ngữ văn 9 kết nối tri thức Phiếu học tập 1. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
PHIẾU HỌC TẬP 1
Thực hiện các yêu cầu
Câu hỏi 1. Những dấu hiệu nào cho thấy đoạn trích mang đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?
- Ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn trích
- Số tiếng trong các câu thơ và cách hiệp vần giữa các câu thơ liền nhau
- Các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích
- Những cung bậc cảm xúc được nhà thơ thể hiện trong đoạn trích
Câu hỏi 2. Cách hiệp vần nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
- Tất cả các câu liền nhau đều hiệp vần với nhau
- Chỉ có một số câu liền nhau hiệp vắn với nhau
- Chỉ có các cặp lục bát hiệp vần với nhau
- Chỉ có các cặp câu bảy tiếng hiệp vần với nhau
Câu hỏi 3. Trạng thái cảm xúc gì của nhà thơ được thể hiện trong hai câu thơ:
Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rờn?
- Bình tĩnh, thản nhiên
- Thảng thốt, hụt hẫng
- Tuyệt vọng, sợ hãi
- Cô đơn, thương mình
Câu hỏi 4: Trong hai câu thơ: Ai chẳng biết chán đời là phải/ Vội vàng sao đã mải lên tiên, biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?
- So sánh
- Nói quá
- Nhân hóa
- Nói giảm nói tránh
Câu hỏi 5: Nhận định nào nêu đúng nội dung chính của đoạn trích?
- Đoạn trích nói về những kỉ niệm thời trẻ của tác giả với bạn.
- Đoạn trích thể hiện sự bi quan của tác giả trước một sự việc đau thương.
- Đoạn trích là tiếng lòng bi thiết của tác giả khi nghe tin bạn quý vừa mất.
- Đoạn trích cho thấy nhận thức của tác giả về quy luật tất yếu của đời người.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi 1. Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
Soạn bài chi tiết:
Bài thơ "Khóc Dương Khuê" thể hiện tâm trạng tiếc thương, đau buồn sâu sắc của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi của người bạn thân thiết
Câu hỏi 2. Những biểu hiện nào cho thấy tình cảm sâu nặng giữa tác giả và người bạn của mình?
Soạn bài chi tiết:
- Kỉ niệm của tác giả với người bạn của mình: rượu không có ai cùng uống, giường kia treo cũng hững hờ,..
Thể hiện tình bạn gắn bó keo sơn, thắm thiết nhưng giờ chẳng còn để có thể làm cùng nhau.
Câu hỏi 3: Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích và phân tích hiệu quả nghệ thuật ở từng trường hợp.
Soạn bài chi tiết:
Các từ láy “hững hờ, ngẩn ngơ” diễn tả nỗi đau kéo dài như vô ngần, nỗi đau từ chính cõi lòng nhà thơ, khi biết tin bạn thân qua đời.
Câu hỏi 4: Em cần làm gì để biết ý nghĩa của các điển tích được tác giả sử dụng trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của các điển tích đó.
Soạn bài chi tiết:
Em cần đọc sách, tra cứu từ điển để hiểu các điển tích trong bài thơ : rượu ngon bạn hiền. Việc sử dụng điển tích như vậy để chỉ tình bạn tri âm, tri kỉ.
Câu hỏi 5: Ở những câu thơ sau, biện pháp tu từ điệp ngữ có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả các cung bậc cảm xúc của nhà thơ?
“Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa:
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”
Soạn bài chi tiết:
Đoạn văn về tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu thơ:
Bằng việc sử dụng điệp ngữ tài tình, nhà thơ đã diễn tả thành công các cung bậc cảm xúc của mình trước sự ra đi của người bạn tri kỉ: Điệp ngữ "không" được lặp lại hai lần trong câu đầu tiên: "Rượu ngon không có bạn hiền, / Không mua không phải không tiền không mua". Điệp ngữ này nhấn mạnh sự thiếu vắng, trống trải trong tâm hồn nhà thơ khi không có người bạn hiền để cùng chia sẻ niềm vui. Điệp ngữ "ai" được lặp lại hai lần trong câu thứ tư: "Viết đưa ai, ai biết mà đưa". Điệp ngữ này thể hiện sự bế tắc, hụt hẫng của nhà thơ khi không biết chia sẻ tâm tư, tình cảm với ai. Điệp ngữ "cũng" được lặp lại hai lần trong hai câu cuối: "Giường kia treo cũng hững hờ, / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn". Điệp ngữ này thể hiện sự vô nghĩa, hụt hẫng trong cuộc sống của nhà thơ khi thiếu đi người bạn tri kỉ.
ĐỌC
Viết một đoạn văn phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê ở phần Đọc
Soạn bài chi tiết:
Nguyễn Khuyến và Dương Khuê sinh thời là hai người bạn cực kỳ thân thiết và thấu hiểu lẫn nhau, cùng làm quan dưới thời Nguyễn trong buổi đất nước có nhiều biến đổi, khiến các nhà trí thức đương thời có phần bất lực và chán nản, càng khiến hai người có chung niềm tâm sự, họ lại càng trở nên thân thiết hơn cả.
Sự gắn bó, tri kỷ ấy quả thực là hiếm có của đời người, chính vì lẽ ấy nên khi nghe hung tin Dương Khuê mất vì bệnh nặng, Nguyễn Khuyến đã hết sức bàng hoàng và đau buồn bởi từ nay chẳng còn lấy một người tri âm, tri kỷ cùng ông chia sẻ những nỗi niềm riêng trong cuộc đời. Nguyễn Khuyến đã viết bài thơ Khóc Dương Khuê để tỏ nỗi lòng thương tiếc, xót xa của mình dành cho người bạn quá cố, cũng như thể hiện nỗi cô đơn của bản thân khi chỉ còn chính mình trên cuộc đời.
Bác giả, tôi cũng già rồi,
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần;
Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can
Vượt qua tháng năm, tình bạn vẫn vẹn nguyên. Dù tuổi già sức yếu, những thú vui tuổi trẻ dần trở thành xa xỉ, Nguyễn Khuyến và Dương Khuê vẫn trân trọng tình bạn keo sơn. Ba năm mới có dịp gặp gỡ, họ vẫn "cầm tay hỏi hết xa gần", chia sẻ bao câu chuyện vui buồn của cuộc sống. Niềm vui sướng khi gặp lại bạn hiền "tinh thần chưa can" khiến họ quên đi bao tháng ngày xa cách.
Tình bạn ấy vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu, không hề phai nhạt bởi thời gian. Dẫu không còn gặp gỡ thường xuyên, Nguyễn Khuyến vẫn giữ gìn vẹn nguyên hình ảnh người bạn tri kỉ trong trái tim mình. Họ từng cùng nhau chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách. Tình bạn ấy là nguồn động viên, là niềm tin giúp họ sống mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, khi tuổi già ập đến, họ buộc phải đối mặt với sự thật phũ phàng: Dương Khuê đã mãi mãi ra đi. Nỗi đau mất đi người bạn tri kỉ khiến Nguyễn Khuyến chìm trong nỗi buồn thương vô hạn.
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày;
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
Ông không khỏi ngậm ngùi, đau xót một nỗi tiếc thương rằng tại sao Dương Khuê vốn nhỏ tuổi hơn ông, lại bệnh tật cũng sau ông, thế mà chẳng hiểu sao “bác vội về ngay”, tin ấy khiến cho Nguyễn Khuyến bàng hoàng “chân tay rụng rời”, vì không thể tin nổi trước hung tin như sét đánh ngang tai ấy. Giờ đây bạn hiền đã về với miền cực lạc, để lại Nguyễn Khuyến một thân già với nỗi đau đớn, hụt hẫng và hoang mang vô cùng.
Bạn hiền đã mất, còn lại mình Nguyễn Khuyến với nỗi cô đơn, trống vắng thì thiết tha gì những thú vui từng một thời say đắm, rượu ngon cũng trở nên vô vị, thú vui làm thơ cũng dần chán nản, bởi còn đâu người hợp ý để vui vầy, sẻ chia nữa. Tình cảm thắm thiết tri âm, tri kỷ ấy sánh ngang với điển cố của người xưa như tình bạn giữa Trần Phồn – Từ Trĩ, như Tử Kỳ – Bá Nha, sâu nặng, ân nghĩa vô cùng.
Quay về với thực tại, trước vong linh người bạn hiền quá cố, Nguyễn Khuyến cuối cùng cũng đã thoát khỏi cái hồi tưởng xa xăm, trở về với hiện thực đau đớn, xót xa. Nhưng dẫu Dương Khuê có chết đi, thì tình cảm giữa hai người vẫn trường tồn mãi mãi, là thứ trân quý nhất trong cuộc đời mà Nguyễn Khuyến hằng trân trọng.
“Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”
Khóc Dương Khuê là bài thơ cảm động và sâu sắc của Nguyễn Khuyến viết để tưởng nhớ về người bạn quá cố, qua đó thấy được những tình cảm đáng quý, thiết tha sâu nặng giữa những người tri kỷ, đồng thời ca ngợi tình bạn thiêng liêng, trăm năm có một của nhà thơ.
NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN VỀ VAI TRÒ TÌNH BẠN TRONG CUỘC SỐNG
Đề bài: Thảo luận về một vấn đề vai trò tình bạn trong cuộc sống
PHIẾU CHUẨN BỊ THẢO LUẬN NHÓM Đề tài thảo luận: Thảo luận về vai trò tình bạn trong cuộc sống I. CÁC Ý KIẾN, LÝ LẼ, BẰNG CHỨNG
II. DỰ KIẾN CÁC Ý KIẾN TRÁI CHIỀU VÀ Ý KIẾN PHẢN HỒI
|
Soạn bài chi tiết:
Tình bạn là một trong những tình cảm đẹp đẽ và cao quý nhất trong cuộc sống con người. Đó là mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa hai hoặc nhiều người, được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, thấu hiểu và chia sẻ. Tình bạn mang đến cho con người những giá trị to lớn, góp phần hoàn thiện nhân cách và làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa.
Bạn bè là những người luôn bên cạnh ta, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Cùng nhau tâm sự, trò chuyện giúp ta giải tỏa căng thẳng, mang lại niềm vui và sự an ủi. Bạn bè là nguồn động viên, khích lệ giúp ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Bạn bè là những người hiểu rõ ta nhất, luôn sẵn sàng góp ý, phê bình giúp ta sửa đổi những sai lầm. Cùng nhau học tập, trao đổi kiến thức giúp ta mở rộng tầm nhìn, nâng cao hiểu biết. Bạn bè là tấm gương sáng để ta noi theo, giúp ta hoàn thiện bản thân và trở thành một người tốt hơn.
Thông qua bạn bè, ta có cơ hội gặp gỡ và kết giao nhiều người mới, mở rộng mối quan hệ xã hội. Mạng lưới quan hệ rộng mở giúp ta có thêm nhiều cơ hội trong học tập, công việc và cuộc sống.
Những người bạn tốt luôn mang đến cho ta niềm vui, sự an ủi và động viên. Có những người bạn tốt bên cạnh giúp ta cảm thấy hạnh phúc, yêu đời và viên mãn hơn.
Không phải ai cũng may mắn có được những người bạn tốt. Trân trọng và gìn giữ tình bạn là điều vô cùng quan trọng.
Tình bạn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Hãy trân trọng và gìn giữ những tình bạn đẹp đẽ để cuộc sống thêm ý nghĩa và hạnh phúc.
=> Giáo án điện tử Ngữ văn 9 kết nối Bài Ôn tập học kì I