Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 4: Dấu ngoặc kép
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 4: Dấu ngoặc kép. Thuộc chương trình Tiếng Việt 4 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét




Giáo án ppt đồng bộ với word












Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều
BÀI 4: KHO BÁU CỦA EM
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU NGOẶC KÉP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Em biết những loại dấu nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Nhận xét
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Câu 1. Tìm các dấu ngoặc kép trong bài đọc “Những trang sách tuổi thơ”.
Câu 2. Các dấu ngoặc kép trong bài dọc nói trên được dùng làm gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Câu 1: Các dấu ngoặc kép trong bài đọc đánh dấu các từ ngữ (tên truyện) sau: “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”, “Đôi hài bảy dặm”, “Tôn Ngộ Không”, “Nghìn lẻ một đêm”, “Không gia đình”, “Những người khốn khổ”.
- Câu 2: Tác dụng của các dấu ngoặc kép trên: đánh dấu tên truyện
Hoạt động 2. Rút ra bài học
GV đưa ra câu hỏi:
Dựa vào SGK, em hãy cho biết: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
Sản phẩm dự kiến:
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm (bài văn, bài thơ, quyển sách, vở kịch, bộ phim, bức tranh, bức tượng,...).
Hoạt động 3. Luyện tập
HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:
BT1: Chép lại một câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm ấy.
Phạm Hổ thành công hơn cả trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi nhi đồng. Các tập truyện chính của ông: Bê vò Sáo, Chuyện hoa chuyện quả, Lửa vàng lửa trắng,... Các tập thơ: Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: Ngủ rồi, Xe chữa cháy, Chú bò tìm bạn,...
(Theo Trần Hữu Tá)
BT2: Trong sách in, người ta có thể đánh dấu tên tác phẩm bằng cách in nghiêng. Hãy chép lại một câu có chữ in nghiêng dưới đây, dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh.
BT3: Chọn 1 trong 2 để sau:
a) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một câu chuyện hoặc bài văn, bài thơ mà em đã đọc trong tháng này.
b) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem trong tháng này.
Sản phẩm dự kiến:
- BT1: Dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm: “Bê và Sáo”, “Chuyện hoa chuyện quả”, “Lửa vàng lửa trắng”; “ Em thích em yêu”, “Những người bạn nhỏ”; “Bạn trong vườn”, “Ngủ rồi”, “Xe chữa cháy”, Chú bò tìm bạn”.
- BT2: “Cá chép trông trăng”, “Lí ngư vọng nguyệt”, “Công múa”.
- BT3: HS làm việc độc lập.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Dưới đây đâu không phải là tác dụng của dấu ngoặc kép?
A. Chú thích.
B. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.
C. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
D. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
Câu 2: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?
Đó là những câu thơ rất “Hồ Chí Minh”
(Hoàng Trung Thông)
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.
Câu 3: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong khổ thơ dưới đây?
Có bạn tắc kè hoa
Xây “lầu” trên cây đa
Rét, chơi trò đi trốn
Đợi ấm trời mới ra.
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.
Câu 4: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?
Khách đến chơi nhà không phải “đốt than quạt nước” vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi...
A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
D. Đánh dấu lời đối thoại được dẫn trong câu văn.
Câu 5: Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?
Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn... Phỗng”, ...
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
A. “Điếu, mày”
B. “Dạ”, “Ừ”
C. “Bẩm, bốc”
D. “Thất văn... Phỗng”
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - A | Câu 2 – B | Câu 3 - C | Câu 4 - B | Câu 5 – D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?
Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá có câu văn: Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao ni lông”.
Câu 2: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau?
Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em luôn luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa.”
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều
Giáo án Tiếng việt 4 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời