Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 chân trời Bài 5: Biện pháp nhân hoá
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 5: Biện pháp nhân hoá. Thuộc chương trình Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Em hãy kể tên một số nhân vật nhân hoá trong truyện mà em biết
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm nhân hóa
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
1.Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi.
Gió vườn không mải chơi xa
Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày,
Gió đi lắc lắc cành cây
Giục bác cổ thụ kể ngày xa xưa.
Tìm hoa làn gió nhẹ đưa
Hương thơm tặng bướm ong vừa bay qua.
Lê Thị Mây
a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi bằng gì?
b. Hoạt động của gió vườn được tả bằng những từ ngữ nào?
c. Cách gọi, cách tả đó có tác dụng gì? Tìm đáp án đúng
Làm cho bài thơ có vần nhịp, khác với bài văn xuôi.
Làm cho gió và cây cối khác biệt với hoa, bướm, ong.
Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
Làm cho người đọc nhận ra gió, cây, hoa, bướm, ong.
2.Đọc bài ca dao và trả lời câu hỏi.
Trâu ơi ta bảo trâu này:
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Ca dao
a. Bài ca dao nhắc đến con vật nào?
b. Từ ngữ nào cho thấy tác giả trò chuyện rất thân mật với con vật đó?
c. Cách trò chuyện ấy giúp em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả với con vật?
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1:
a. cửa sổ - chị, cổ thụ - bác.
b. nhắc chị cửa sổ; lắc lắc cành cây; giục bác cổ thụ; tìm hoa; đưa hương tặng bướm, ong.
c. Chọn đáp án: Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
Câu 2:
a. Bài đồng dao nhắc đến con trâu.
b. Từ ngữ cho thấy tác giả trò chuyện rất thân mật với trâu: ơi, bảo trâu này, ta đây trâu đấy.
c. Cách trò chuyện ấy giúp em cảm thấy tác giả rất yêu quí và thân thiết với trâu, xem trâu như một người bạn.
Hoạt động 2: Nhận diện biện pháp nhân hóa
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Tìm sự vật được nhân hóa và từ ngữ dùng để nhân hóa có trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
Bình minh treo trên mây
Thả nắng vàng xuống đất
Gió mang theo hương mát
Cho ong giỏ mật đầy.
Bảo Ngọc
Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra.
Phong Thu
Sản phẩm dự kiến:
Sự vật được nhân hóa | Từ ngữ dùng để nhân hóa |
bình minh | treo, thả |
gió | mang theo, cho |
tàu | mẹ, con |
xe | anh, em; tíu tít nhận hàng, chở hàng |
Hoạt động 3: Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Đặt 1 – 2 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về một trong các vật sau:
Sản phẩm dự kiến:
Bác gà trống cất tiếng gáy vang gọi mọi người thức dậy. Tiếng bác dường như đã trở thành tiếng chuông báo thức, rộn vang cả xóm vàng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Hình ảnh nào sau đây không phải, hình ảnh nhân hóa?
- A. Trâu ơi, ta bảo trâu này / Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
- B. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.
- C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
- D. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.
Câu 2: Trong câu thơ: “Những chòm sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?
- A. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
- B. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người
- C. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả?
- A. Hoạt động
- B. Hình dáng
- C. Tính chất
- D. Tính cách
Câu 4: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?
- A. 3 kiểu
- B. 4 kiểu
- C. 5 kiểu
- D. 6 kiểu
Câu 5: "Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu". Trong câu miêu tả nhân vật Dế Mèn trên đây, phép nhân hóa được tạo ra bằng cách nào?
- A. Dùng từ chỉ người, chỉ hoạt động của người để chỉ vật và hoạt động của vật.
- B. Trò chuyện với vật như với người.
- C. Dùng từ chỉ tâm tư, tình cảm của người để chỉ tâm tư tình cảm của vật
- D. Dùng từ gọi tên người để gọi tên vật.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4:A
Câu 5:A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Sự vật nào được nhân hóa trong câu sau?
Nàng cỏ bé nhỏ hiên ngang trong gió bão, xanh tươi quanh năm, lại còn trổ những bông hoa xinh xắn.
Câu 2: Đại từ “ông” và “chị” trong câu sau được sử dụng để gọi gì?
Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang từ trên cao xuống, còn chị mây không biết đã đi đâu mất rồi.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN
1. Với toán, Tiếng Việt
- Giáo án: word 350k/môn - Powepoint 450k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 650k/môn
2. Với các môn còn lại:
- Giáo án: word 250k/môn - Powepoint 300k/môn
- Trọn bộ Word + PPT: 450k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, lịch sử & địa lí, HĐTN thì:
- Giáo án: word 1000k - Powerpoint 1200k
- Trọn bộ word + PPT: 1600k
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo
Giáo án Tiếng việt 4 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời