KHBD Địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống
Dưới đây là mẫu kế hoạch bài dạy (KHBD) môn địa 6 - Sách kết nối tri thức với cuộc sống. Sách mới áp dụng cho năm học này. Giáo án là bản word, thầy cô có thể tải về tham khảo và chỉnh sửa để phù hợp với địa phương.
Xem video về mẫu KHBD Địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
BÀI 4: KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ
- MỤC TIÊU
- Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được các loại kí hiệu và các dạng kí hiệu bản đồ
- Kĩ năng và năng lực
- Kĩ năng: Đọc được các kí hiệu và chú giải trên các bản đồ
- Năng lực:
- Năng lực chung: Liên hệ được với thực tế bản thân
- Năng lực riêng:
- Đọc được bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng trên bản đồ
- Biết tìm đường đi trên bản đồ
- Phẩm chất
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- Một số bản đồ giáo khoa như bản đồ hình thể, các miền tự nhiên, bản đồ địa hình tỉ lệ lớn, bản đồ hành chính....
- Các bản đồ trong SGK: bản đồ hành chính Việt Nam; bản đồ tự nhiên thế giới, bán cầu Tây, bán cầu Đông; một số bản đồ địa phương có tỉ lệ lớn như bản đồ các điểm du lịch để HS vận dụng cách tìm đường đi trên bản đồ
- Đối với học sinh: vở ghi, sgk
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
- Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề: “Ở các bài trước chúng ta đã biết thế nào là bản đồ, nắm được cách tính khoảng cách dựa trên tỉ lệ bản đồ. Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và đời sống. Ở bài này, cô sẽ giúp các em có được kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
- Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm, nhận diện một số kí hiệu bản đồ
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Kí hiệu bản đồ + GV yêu cầu hs đọc sgk ? Có bao nhiêu loại kí hiệu ? Dựa vào hình 1, nêu đặc điểm của mỗi loại ? Hãy kể thêm các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích b. Bảng chú giải Cho HS quan sát một số loại bản đồ treo tường hoặc trong Atlat ĐL ?Quan sát hai bảng chú giải ở hình 2, hãy: + Cho biết bảng chú giải nào của bản đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên + Kể ít nhất 3 đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính và 3 đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | 1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ a. Kí hiệu bản đồ - Thường có 3 loại: điểm, đường, diện tích - Đặc điểm: + Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kĩ hiệu điểm: Thủ đô, thành phố, mỏ quặng, điểm du lịch, di tích,... + Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu đường: tuyến đường biển, dòng biển, hướng gió, dòng sông + Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, khu vực phân bố các loại đất, rừng - Các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích: + Kí hiệu điểm gồm: sân bay, bến cảng, nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện. + Kí hiệu đường gồm: ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh và đường ô tô. + Kí hiệu diện tích gồm: vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp, vùng nuôi cá, tôm, thủy sản b. Bảng chú giải + Thông qua các kí hiệu và nội dung cho thấy bảng chú giải bên trái thuộc bản đồ tự nhiên và bên phải thuộc bản đồ hành chính. + Trong bảng chú giải của bản đồ hành chính thể hiện các đối tượng Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố, thị xã đó là những đơn vị hành chính và các đối tượng khác như biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh, giao thông, sông ngòi... + Trong bảng chú giải của bản đồ tự nhiên thể hiện: phân tầng độ cao, độ sâu (đậm, nhạt), đỉnh núi, điểm độ sâu, sông ngòi. |
Hoạt động 2: Đọc một số bản đồ thông dụng
- Mục tiêu: Biết cách đọc bản đồ
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu hs đọc sgk để tìm hiểu các bước khi đọc 1 bản đồ + GV hướng dẫn hs đọc 1 bản đồ mẫu và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm. + GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | 2. Đọc một số bản đồ thông dụng a. Cách đọc bản đồ - Nhóm 1: + Nội dung và lãnh thổ: bản đồ Tự nhiên các bán cầu + Tỉ lệ bản đồ là 1 : 110 000 000. + Bảng chú giải thể hiện các yếu tố: phân tầng địa hình, các yếu tố tự nhiên, ... + Kể tên các đối tượng địa lí cụ thể ở châu Mỹ Các dãy núi: dãy Rốc-ki, dãy An-đét... Các đồng bằng: đồng bằng A-ma-dôn, đồng bằng Pam-pa... Các dòng sông lớn: sông Mi-xi-xi-pi, sông Xan Phran-xi-xcô, sông A-ma-dôn,... - Nhóm 2: Đọc bản đồ hành chính Việt Nam trang 110 SGK + Nội dung và lãnh thổ : Bản đồ hành chính của Việt Nam. + Bản đồ có tỉ lệ 1:10 000 000. + Bảng chú giải thể hiện các yếu tố: các đơn vị hành chính (Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh), các ranh giới ... + Đọc và xác định các đối tượng: · Thủ đô: Hà Nội · Thành phố trực thuộc TW: Hải Phòng, Đà nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ · Tỉnh/Thành phố nơi em sinh sống: HS xác định địa phương mình |
Hoạt động 3: Tìm đường đi trên bản đồ
- Mục tiêu: Áp dụng để tìm đường đi trên bản đồ.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV lựa chọn bản đồ khu du lịch sinh thái/ một khu vực của thành phố. Sau đó giới thiệu đường đi + Yc hs thực hiện nhiệm vụ sgk theo nhóm có tính thời gian. Nhóm nào thực hiện ít thời gian hơn, nhóm đó thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS quan sát thực hiện và ghi nhớ các bước trong SGK + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Sau khi hoàn thành, 2 bạn đại diện 2 nhóm lên bảng báo cáo kết quả làm việc của nhóm. + GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | a. Tìm đường đi trên bản đồ + Trên bản đồ hình 3: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt nằm trên đường Yersin; Ga Đà Lạt là điểm bắt đầu tuyến đường sắt; Bảo tàng Lâm Đồng nằm trên đường Hùng Vương + Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng. • Từ Thường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt xuôi theo đường Yersin tới ngã tư đường Nguyễn Trãi – Yersin (khoảng 600 m), sau đó đi về hướng Đông Bắc (khoảng 500 m), rẽ phải sẽ là Ga Đà Lạt. • Từ Ga Đà Lạt đến ngã tư Nguyễn Trãi – Yersin (khoảng 500 m), từ ngã tư đó đi theo đường Phạm Hồng Thái (khoảng 1 km) đến đường Hùng Vương, Bảo tàng Lâm Đồng năm trên đường Hùng Vương |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
Câu 1: Khi thể hiện các đối tượng sông, mỏ khoáng sản vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ người ta dùng loại kí hiệu nào?
Chọn một trong hai nhiệm vụ sau
- Sưu tầm bản đồ du lịch Hà Nội, sau đó tìm đường đi từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia đến Nhà hát Lớn Hà Nội.
- Tìm hiểu về một ứng dụng bản đồ trên thiết bị điện tử (điện thoại thông minh, may tinh,...) và tìm đường đi từ chùa Thiên Mụ đến làng Khải Định (Thừa Thiên Huế) trên ứng dụng đó
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1:
- Sông ranh giới tinh được thể hiện bằng kí hiệu đường.
- Vùng trồng rừng được thể hiện bằng kí hiệu diện tích.
- Nhà máy, mỏ khoáng sản được thể hiện bằng kí hiệu điểm.
Câu 2 và câu 3: HS sưu tầm bản đó, ứng dụng bản đó trên thiết bị điện tử để thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Tuy có ý nghĩa rất lớn đối với việc học tập địa lí, nhưng bản đồ không cho biết gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Tuy có ý nghĩa rất lớn đối với việc học tập địa lí, nhưng bản đồ không cho biết:
- Vị trí, hình dạng và qui mô một lãnh thổ.
- Cấu trúc của một hiện tượng địa lí.
- Đặc điểm của đối tượng địa lí.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
- HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: khbd dia li 6, ket noi tri thuc dia li 6, giao an ket noi tri thuc, GA dia li 6 knttTài liệu giảng dạy môn Địa lí THCS
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức