Kênh giáo viên » Lịch sử và địa lí 6 » KHBD Địa lí 6 kì 2 kết nối tri thức với cuộc sống

KHBD Địa lí 6 kì 2 kết nối tri thức với cuộc sống

Dưới đây là mẫu kế hoạch bài dạy (KHBD) môn địa 6 kì 2 - Sách kết nối tri thức với cuộc sống. Sách mới áp dụng cho năm học này. Giáo án là bản word, thầy cô có thể tải về tham khảo và chỉnh sửa để phù hợp với địa phương.

Xem video về mẫu KHBD Địa lí 6 kì 2 kết nối tri thức với cuộc sống

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

BÀI 19: THỦY QUYỂN VÀ VÒNG TUẦN HOÀN LỚN CỦA NƯỚC

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
  • Kể tên được các thành phần chủ yếu của thủy quyển
  • Trình bày được vòng tuần hoàn lớn của nước
  1. Kĩ năng và năng lực
  2. Kĩ năng:
  • Sử dụng biểu đồ để biết các thành phần của thủy quyển
  • Biết sử dụng sơ đồ để mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước
  1. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

- Năng lực riêng: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.

  1. Phẩm chất
  • Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung
  • Có ‎y thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên nước
  • Tôn trọng các quy luật tự nhiên trong thủy quyển
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • Biểu đồ phân bố nước trên Trái Đất trong sgk
  • Sơ đồ vòng tuần hoàn lớn của nước
  • Các hình ảnh, video về thủy quyển, vòng tuần hoàn của nước
  1. Đối với học sinh: vở ghi, sgk

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình bày vấn đề: GV tạo cuộ thảo luận nhỏ cho HS về những nơi có nước bằng cách trả lời câu hỏi “Theo em nước có ở những nơi nào”

HS trả lời. GV chưa chốt kết quả để dẫn dắt vào nội dung bài học

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thủy quyển

  1. Mục tiêu: Khái niệm của thủy quyển, vai trò của thủy quyển
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu hs đọc SGK:

? Thủy quyển là gì?

? Thủy quyển có vai trò như thế nào đối với con người

+ GV yêu cầu HS quan sát hình 1 hoàn thành nhiệm vụ

+ GV hướng dẫn cách đọc biểu đồ

+ GV cho hs làm việc theo nhóm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đại diện đứng tại chỗ trả lời câu hỏi

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Thủy quyển

GV hướng dẫn HS cách đọc biểu đồ phân bố nước trên Trái Đất theo trình tự đọc từ trên xuống:

+ Biểu đồ tròn đầu tiên thể hiện tổng lượng nước trên Trái Đất chia thành nước mặn và nước ngọt, chú ý quan sát tỉ lệ của từng loại để đưa ra nhận xét

+ Biểu đồ thứ 2 từ trên xuống là thể hiện thành phần tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất được chia thành nước dưới đất, bằng, nước mặt và nước khác.

* HĐ:

+ Thành phần chủ yếu của thuỷ quyển: nước mặn (97,5%) và nước ngọt (2,5%). Nước mặn chủ yếu có ở biển, đại dương nước ngọt có ở bằng nước dưới đất, hồ sông, khí quyển...

+ Tỉ lệ giữa các thành phần trong nước ngọt: Nước ngọt chiếm 2,5% thuỷ quyền trong đó 30,1% là nước dưới đất 68,7% là băng và 1,2% là nước mặt và nước khác.

- CV có thể yêu cầu HS đọc phần "Em có biết” để HS biết được tầm quan trọng của nước ngọt và có ý thức bảo vệ nguồn nước ngọt ngày càng suy giảm về chất lượng.

 

Hoạt động 2: Vòng quần hoàn lớn của nước

  1. Mục tiêu: biết được các trạng thái khác nhau của nước, nắm được vòng tuần hoàn của nước...
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu hs đọc thông tin trong sgk và nhận xét về đặc tính của nước trong thiên nhiên

+ GV hỏi hs các trạng khác nhau của nước trong khí quyển

? Theo em nước có thể chuyển trạng thái như thế nào, bằng cách nào?

+ HS tìm hiểu cách vận động của nước trong thiên nhiên qua sơ đồ

+ GV yêu cầu hs quan sát sơ đồ hình 2, hđ theo cặp, thực hiện phần nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

2. Vòng quần hoàn lớn của nước

- Nước trong thiên nhiên không ngừng vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác

- Vòng tuần hoàn:

+ Nước mưa rơi xuống bề mặt đất tồn tại ở trong đất, ở sông, hỗ... đại dương, nước ngầm.

+ Sự vận động của nước trong thuỷ quyền: trong sông, hồ, biến, đại dương nước ở trạng thái lỏng. Tuy nhiên, nước luôn luôn bốc hơi hoặc thăng hoa (băng) ở mọi nhiệt độ tạo thành hơi nước trong khí quyển. ở mọi nơi trong tiếng thấp của khí quyển luôn luôn có hơi nước. Khi bốc hơi lên cao gặp lạnh, hơi nước chuyển sang trạng thái lỏng hoặc rằn (mưa, tuyết). Nước mưa rơi xuống bề mặt đất tồn tại ở đại dương, sông, hồ... ngăn xuống đất tạo thành nước ngầm và độ ẩm trong đất.

- GV có thể gọi một số HS lên bảng dựa vào hình sự đổ vòng tuần hoàn lớn của nước để mô tả lại vòng tuần hoàn của nước.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Nước trong các sông, hồ có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước không? Vì sao?

Câu 2: Nguồn nước ngọt ở nước ta đang bị suy giảm về số lượng và ô nhiễm nghiêm trọng. Em hãy tìm hiểu và cho biết tình trạng đó dẫn đến những hậu quả gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Nước trong các sông, hồ có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước. Tham gia vào các giai đoạn:

- Bốc hơi: nước từ sông, hồ bốc hơi vào khí quyển

- Sông, hồ là nơi chứa nước mưa

- Nước sông, hồ, chảy ra biển, hoặc ngấm xuống đất thành nước ngầm

Câu 2:

- Nguồn nước ngọt ở nước ta đang bị suy giảm về số lượng và ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến nhiều hậu quả: Thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất

- Xuất xiện và gia tăng các bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nước ô nhiễm. Phải mua nước ngọt từ bên ngoài.

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Kể tên những nơi có nước?

Câu 2: Nêu y nghĩa vòng tuần hoàn của nước

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Sông, hồ, ao, nước ngầm, đại dương, mưa, tuyết,...

Câu 2: Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước Trái Đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước.

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 
  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
KHBD Địa lí 6 kì 2 kết nối tri thức với cuộc sống
KHBD Địa lí 6 kì 2 kết nối tri thức với cuộc sống

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: khbd dia li 6, ket noi tri thuc dia li ki 2 lop 6, giao an ket noi tri thuc, GA dia li 6 ki 2 kntt

Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THCS

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725
Chat hỗ trợ
Chat ngay