Nội dung chính Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm sách Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
BÀI 5. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
I. MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY HIỂM TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Nhóm yếu tố nguy hiểm | Tác động nguy hiểm | Mức độ nguy hiểm |
Yếu tố cơ học |
| Gây chấn thương các bộ phận bị va đập. mức độ nhẹ, nặng phụ thuộc vào kiểu va, đập và vị trí bị tác động |
Yếu tố nhiệt |
|
|
Yếu tố điện |
|
|
Yếu tố hóa học |
|
|
Yếu tố cháy nổ |
| Gây tai nạn cho người trong phạm vi nổ do tốc độ phản ứng nhanh tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn |
Yếu tố không gian hẹp |
|
|
II. HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA NGUY HIỂM TRONG BẾP
1. Hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do tác động cơ học
- Không chạm tay vào các bộ phận chuyển động khi máy đang cắm điện
- Không cắt thực phẩm đông đá
- Không để dao vào bồn rửa chứa đầy nước
- Để dao, đĩa, kéo và những dụng cụ sắc, nhọn, dễ vỡ trong ngăn theo quy định khi dùng không để sát mép bàn
- Buộc tóc và mặc quần áo gọn gàng khi nấu bếp
- Vệ sinh sạch những chỗ nước tràn, dầu mỡ bắn, thức ăn rơi ngay khi nhìn thấy
- Lấy các vật trên cao quá đầu phải sử dụng thang hoặc ghế chắc chắn
2. Hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do tác động nhiệt
- Không tắt báo động khi đang nấu ăn
- Không sử dụng bếp nấu ăn để sưởi ấm
- Không đô nước để dập lửa khi bị cháy dầu, mỡ
- Để xa các vật dễ bắt lửa ra khỏi bếp
- Tắt mọi thiết bị sau khi công việc kết thúc
- Ngăn ngừa hỏa hoạn bằng cách giữ mặt bếp và lò nước được sạch
3. Hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do tác động điện
Một số hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do tác động điện:
- Lắp aptomat hoặc cầu dao để ngắt mạch điện khi có sự cố xảy ra
- Không chạm tay ướt vào ổ điện hoặc công tắc điện
- Không cầm thực phẩm hoặc đồ dùng đưa vào lò nướng khi thiết bị đang cắm điện
- Không kéo dây phích cắm điện
- Kiểm tra kĩ ổ cắm và dây dẫn điện trước khi sử dụng
- Không cắm nhiều thiết bị điện có công suất cao vào chung một ổ lấy điện
- Tắt nguồn điện khi sử dụng xong các thiết bị điện trong bếp.
4. Hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do tiếp xúc với hóa chất
Một số hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do tiếp xúc với hóa chất:
- Đặt bình ga ở nơi thông thoáng
- Khóa van đầu bình gas khi không sử dụng bếp
- Kiểm tra thường xuyên ống dẫn gas bằng nước xà phòng, tuyệt đối không thử bằng lửa
- Mua chất tẩy rửa có xuất xứ, nhãn mác và hạn sử dụng rõ ràng, an toàn; cất hóa chất vào chỗ kín và có nhãn cảnh báo chất độc
- Nên sử dụng tinh dầu ở dạng dung dịch xịt để xua đuổi chuột và côn trùng gây hại
- Không nên dùng hộp xốp để đựng thức ăn nóng, thức ăn chứa dầu, mỡ.
5. Hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do nổ
- Kiểm tra van bình gas trước và sau khi nấu bếp
- Không để xăng, dầu, cồn, gas ở những nơi dễ cháy
- Không sử dụng các vỏ bình gas bị gỉ, có nguồn gốc không rõ ràng
- Không cho trứng, thực phẩm chứa trong hộp đậy nắp chặt, kín nấu trong lò vi sóng vì sẽ gây nổ.
6. Hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm khi làm việc trong không gian hep
- Không nướng đồ ăn bằng bếp than trong nhà
- Lắp và mở máy hút mùi hoặc bật quạt thông gió khi nấu, nướng
- Sắp xếp dụng cụ nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp; không chồng cao; không để các vật sắc, nhọn, dễ vỡ ở trên cao.
=> Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm