Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 3: Mấy ý nghĩ về thơ (Trích – Nguyễn Đình Thi)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Mấy ý nghĩ về thơ (Trích – Nguyễn Đình Thi) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 3.3. VĂN BẢN MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Tiểu sử
- Tên: Nguyễn Đình Thi
- Năm sinh: 1924 - 2003
- Quê: Thành phố Hà Nội.
- Ông là nhà nhạc sĩ, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học đã có những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền văn học cách mạng Việt Nam.
- Sáng tác của ông khá đa dạng về thể loại, nhưng nổi bật nhất là thơ với những cách tân đáng kể trên phương diện hình thức.
b. Tác phẩm tiêu biểu
- Các sáng tác phẩm chính của ông bao gồm có: Xung kích (tiểu thuyết – 1951), Người chiến sĩ (thơ – 1956), Mấy vấn đề về văn học (tiểu luận, phê bình, 1956), Bài thơ Hắc Hải (thơ, 1958), Con nai đen (kịch – 1961), Vỡ bờ (tiểu thuyết, tập 1 – 1962, tập II – 1970), Công việc của người viết tiểu thuyết (tiểu luận, phê bình 1964), Dòng sông trong xanh (thơ – 1974), Rừng trúc (kịch, 1978), Nguyễn Trãi ở Đông Quan (kịch, 1979), Tia nắng (thơ -1983), Trong cát bụi (thơ – 1992), Sóng reo (thơ – 2001)…
2. Văn bản Năng lực sáng tạo
- Mấy ý nghĩ về thơ là tiểu luận được Nguyễn Đình Thi viết từ năm 1949 sau đó in trong tập Mấy vấn đề văn học.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Xác định cấu trúc nghị luận của văn bản
a. Vấn đề
- Văn bản bàn bạc các quan niệm về thơ.
b. Hệ thống luận điểm được thể hiện trong bài gồm có:
+ Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng định nghĩa nào cũng vẫn không đủ.
+ Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người, ngôn ngữ thơ là phương tiện biểu đạt những “rung chuyển khác thường trong tâm hồn”.
+ Thơ không biểu đạt bằng ý niệm, bằng luận lí mà bằng hình ảnh thấm đẫm cảm xúc.
+ Chữ và tiếng trong thơ phải có nhịp điệu, nhạc điệu để không chỉ gọi tên sự vật mà còn gợi ra những ý tứ sâu xa.
+ Những luật lệ của thơ, từ âm điệu đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ.
III. PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT LẬP LUẬN
Thơ không biểu đạt bằng ý niệm, bằng luận lí mà bằng hình ảnh thấm đẫm cảm xúc. Câu chủ đề: “Nên thơ không nói bằng ý niệm thuần túy”. | ||
Giải thích | Bình luận | Chứng minh |
Nói bằng ý niệm thuần túy là chuyện của triết học, luận lí, thơ nói bằng cảm xúc cho nên có sức mạnh lay động chiều sâu của tâm hồn con người. |
|
|
IV. SỰ KẾT HỢP CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN
STT | Thao tác | Biểu hiện |
1 | Giải thích | Giải thich về bản chất của việc làm thơ. |
2 | Chứng minh | Hình ảnh “trời xanh”, “mưa phùn” và sự tác động của chúng vào hồn người, đoạn ca dao được dẫn ra để cho thấy thơ tác động đến tâm hồn con người chứ không phải đến nhận thức lí trí. |
3 | Bình luận | Tư tưởng trong thơ không phải là tư tưởng thuần túy, mà là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống, nằm nhay trong cảm xúc, tình tự. |
4 | Bác bỏ | Thơ không nói bằng ý niệm thuần túy vì “nói bằng ý niệm chúng ta sẽ có triết học, luận lí… chứ không có thơ” |
V. MỤC ĐÍCH THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI VIẾT
- Trình bày suy nghĩ về quan điểm: “chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác…. Dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn rả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay”.
- Đây là quan điểm đúng đắn vì:
+ Hình thức thơ ca là phương tiện, không phải mục đích: thơ ca trước hết là để diễn tả cảm xúc, suy tư của con người.
+ Sự đa dạng của hình thức thơ ca: Việc sử dụng đa dạng các hình thức thơ ca sẽ giúp cho thơ ca phong phú và đáp ứng được nhu cầu thể hiện nội dung phong phú của con người.
+ Sự phát triển của ngôn ngữ và xã hội: Ngôn ngữ và xã hội luôn thay đổi. Việc bó buộc thơ ca vào những hình thức cũ kĩ sẽ khiến cho thơ ca trở nên lạc hậu và không thể diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay.
+ Tuy nhiên, hình thức thơ ca cũng có vai trò quan trọng. Đó là sự sáng tạo của nhà thơ.
- Chỉ có một cái nhìn khoáng đạt chấp nhận mọi tìm tòi để cách tân thơ, làm cho thơ luôn luôn mới, phù hợp với xu thế chung của thế giới thơ.
VI. TỔNG KẾT
Nội dung
+ Văn bản giải thích được năng lực sáng tạo là gì, phạm vi bản chất cũng như vai trò của nó đồng thời những điều kiện để phát huy năng lực sáng tạo.
+ Khơi dậy năng lực sáng tạo trong từng con người và của cả dân tộc để góp phần đưa đất nước tiến kịp cùng thế giới trong thời đại kinh tế tri thức.
Nội dung
+ Bố cục bài nghị luận chặt chẽ.
+ Lập luận, dẫn chứng sắc bén có chiều sâu.
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 3: Mấy ý nghĩ về thơ (Trích – Nguyễn Đình Thi)