Nội dung chính ngữ văn 8 chân trời Bài 6 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, Câu hỏi tu từ

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, Câu hỏi tu từ sách ngữ văn 8 chân trời sáng tạo . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. LÝ THUYẾT

  1. Đảo ngữ

- Đặc điểm: Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi vị trí thành phần trong cụm từ, trong câu để nhấn mạnh ý nghĩa, làm cho sự diễn đạt thêm sinh động, gợi cảm giàu âm hưởng.

Ví dụ:

Ung dung buồng lái ta ngồi

( Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)

- Tác dụng: Việc thay đổi vị trí từ “củi” trong cụm từ “Củi một cành khô” (Cách diễn đạt thông thường là “một cành củi khô”) có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh sự vật, làm cho diễn đạt thêm sự gợi cảm và giàu âm hưởng.

  1. Câu hỏi tu từ

- Đặc điểm: Là câu hỏi không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà được sử dụng để nhấn mạnh nội dung người nói, người viết muốn gửi gắm.

Ví dụ:

“Mẹ mình đang đợi mình ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”

Câu hỏi tu từ “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được” được sử dụng để nhấn mạnh tình cảm yêu thương và sự gắn bó của em bé dành cho mẹ.

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

  1. BÀI TẬP 1
  2. a) Đảo ngữ: “Lòng nồng nàn yêu nước”. Cơ sở xác định: có sự thay đổi vị trí của từ “nồng nàn” trong cụm từ “lòng yêu nước nồng nàn” (cách nói thông thường là “lòng yêu nước nồng nàn”.
  3. b) Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ. Cơ sở xác định: có sự thay đổi vị trí thành phần câu: vị ngữ (đã tan tác, đã sáng lại) đứng trước chủ ngữ (những bóng thù hắc ám, trời thu tháng Tám).

Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ ở hai câu câu a và b: nhấn mạnh hình ảnh, làm cho câu  thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

 

  1. BÀI TẬP 2
  2. a) Câu hỏi tu từ: “Cơ sao nghịch tặc sang xâm phạm?”
  3. b) Tác dụng: để nhấn mạnh hành động ngang tàng, bạo ngược của giặc ngoại xâm và thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ của người viết.

 

  1. BÀI TẬP 3

Đó là câu hỏi tu từ. Cơ sở xác định: vì câu hỏi này không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà để bộc lộ tình cảm tha thiết của người viết dành cho cốm làng Vòng.

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, Câu hỏi tu từ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay