Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 4: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (TRUYỆN)
PHẦN I. TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
1. Yêu cầu đối với bài văn phân tích tác phẩm truyện
- Giới thiệu khái quát tác phẩm truyện cần phân tích (nhan đề, tác giả, thể loại), nêu nhận xét chung về tác phẩm.
- Làm rõ được nội dung chủ đề của tác phẩm.
- Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kế, ngôn ngữ người kể chuyện, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu, ... ) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng; tập trung vào một số yếu tổ nghệ thuật nổi bật của tác phẩm.
- Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng li lẽ thuyết phục, bằng chứng xác đáng để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.
- Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
2. Phân tích bài viết tham khảo
- Bố cục của bài viết tham khảo:
+ Mở bài (đoạn 1): Giới thiệu và nêu nhận xét khái quát về tác phẩm.
+ Thân bài: Các đoạn 2 - 6: phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm (sự cống hiến, hi sinh lặng thầm của những con người lao động bình dị).Đoạn 7: Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện (nghệ thuật kể chuyện độc đáo, sáng tạo tình huống bất ngờ, nghệ thuật tạo dựng không khí truyện, ngôn ngữ tinh tế, đầy chất trữ tình, dụng ý trong cách không đặt tên nhân vật).
+Kết bài (Đoạn 8): Khẳng định giá trị và ý nghĩa của tác phẩm.
- Cách tổ chức luận điểm: rõ ràng, mạch lạc.
> Có thể tổ chức theo cách khác.
- Cách sử dụng lí lẽ rất chặt chẽ, mạch lạc, bằng chứng tiêu biểu, bám sát lí lẽ và chủ đề bài viết.
- Những điều học hỏi được từ bài viết tham khảo như:
+ Cần giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nêu nhận xét khái quát về tác phẩm.
+ Cần nêu rõ được nội dung chủ đề tác phẩm.
+ Cần phân tích được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
+ Cần triển khai được hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ và bằng chứng xác đáng.
+ Cần khẳng định được giá trị của tác phẩm, …
PHẦN III. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC
1. Trước khi viết
- Lựa chọn để tài
Lựa chọn tác phẩm đề viết bài văn nghị luận, chẳng hạn: Chuyện người con gái Nam Xương, một đoạn trích trong Truyện Kiều, ...
- Tìm ý:
- Lập dàn ý
Ví dụ lập dàn ý cho đề bài phân tích truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Mở bài:
- Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi cùa Lê Minh Khuê
- Khái quát về tác phẩm: một truyện ngắn thành công trong việc khắc hoạ hình anh hùng những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Thân bài:
- Phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm:
+ Cuộc sống gian khổ, công việc nguy hiểm của ba cô gái ở trọng điểm trên tuyến đường (bằng
chứng: ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, quan sát địch ném bom, đánh dấu bom chưa nổ, phá bom, ... ).
+ Nét riêng của ba cô gái (bằng chứng).
+ Về đẹp phẩm chất, tâm hồn của ba cô gái: gạn dạ, dũng cảm, không sợ hi sinh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, ... (bằng chứng: thể hiện trong một lần phá bom).
- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:
+ Kể chuyện theo ngôi thứ nhất (Phương Định - "tôi") giúp cho nhân vật dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc.
+ Xây dựng nhân vật qua diễn biến tâm lí, hành động, lời nói, suy nghĩ, ... (bằng chứng: nhân vật Phương Định).
+ Xây dựng tình huống truyện mang tính thử thách, nguy hiểm để nhân vật bộc lộ vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn (bằng chứng: tình huống phá bom).
+ Ngôn ngữ và nhịp điệu kể chuyện phù hợp với không khí khẩn trương của chiến trường (bằng chứng: các câu văn ngắn, nhịp nhanh trong truyện, ... ).
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
2. Viết bài
+ Dựa vào dàn ý để triển khai bài viết.
+ Bám sát đặc trưng thế loại truyện.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 4: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện)