Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 6: Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời (trích, Nguyễn Thị Ngọc Hải)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời (trích, Nguyễn Thị Ngọc Hải) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
VĂN BẢN: PHẠM XUÂN ẨN - TÊN NGƯỜI NHƯ CUỘC ĐỜI
PHẦN I: TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Hải sinh năm 1944, quê ở Hà Nội.
2. Tác phẩm
Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời là cuốn sách đầu tiên viết về Thiếu tướng
tình báo, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Xuân Ẩn.
PHẦN II: TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn
- Ông đã trải đời mình cùng với lịch sử kháng chiến của Việt Nam, là quân nhân trong ba quân đội khác nhau.
- Sau khi học ở Mỹ về, Phạm Xuân Ẩn hành nghề báo chí, từ làm việc cho Việt Tấn xã dưới thời Ngô Đình Diệm, cho tới làm phóng viên cho các hãng thông tấn của nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam như Roi-to, Time, ...
2. Những đánh giá về cuộc đời, con người Phạm Xuân Ẩn
2.1. Đánh giá của các nhà báo nước ngoài
- Pi-tơ Rót-xơ Rên-giơ khuyến khích Phạm Xuân Ẩn viết một cuốn sách về cuộc đời mình vì “Nếu không có câu chuyện của anh, một mảng quan trọng của lịch sử sẽ bị thiếu ..
- Sau khi cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà những nhà báo Mỹ hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn tin tưởng và kính trọng ông.
- Có những nhà báo Mỹ là bạn cũ của ông Ẩn, nay đã mat nhưng dặn lại con cái họ hãy tìm đến ông Ẩn khi sang Việt Nam vì sẽ học được nhiều điều ở con người đó.
2.2. Đánh giá của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải
Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải đã đánh giá rất cao và thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ con người Phạm Xuân Ẩn. Tác giả đã khẳng định: Đó là một nhân cách, một tài năng; Phạm Xuân Ẩn có cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết, một người Việt đặc sắc ;...
3. Một vài nét về nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật
- Khắc họa những nét chân dung nhân vật theo các mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời (tham gia Vệ quốc đoàn khi 18 tuổi, năm 1957 là sinh viên Việt Nam đầu tiên đến học báo chí ở quận Cam, ... ).
- Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để lí giải chiều sâu nhân cách con người Phạm Xuân Ẩn (Vì sao sau khi cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà người Mỹ trong giới báo chí hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn đem lòng tin tưởng và kính trọng ông?).
- Trích dẫn ý kiến của các nhà báo nước ngoài đánh giá về Phạm Xuân Ẩn khiến chân dung nhân vật hiện lên vừa khách quan vừa đa chiều.
PHẦN III: TỔNG KẾT
- VB Ba chàng sinh viên, Bài hát đồng sáu xu là tác phẩm trinh thám giải mã bí ẩn của vụ
án. Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời là VB kí giải mã bí ẩn về chân dung một nhà tình báo mà cuộc đời và sự nghiệp của ông được ví như một "huyền thoại".
- Việc giải mã giúp người đương thời và hậu thế hiểu rõ hơn về cuộc đời của những con người đặc biệt, hiểu hơn về lịch sử của dân tộc, những giá trị nhân văn, ... Từ đó, sẽ rút ra những bài học có ý nghĩa.