Nội dung chính Toán 7 cánh diều Chương VII. Bài 9 Đường trung trực của một đoạn thẳng

Hệ thống kiến thức trọng tâm Chương VII. Bài 9 Đường trung trực của một đoạn thẳng sách Toán 7 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

CHƯƠNG VII. TAM GIÁC

BÀI 9. ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG

I. ĐỊNH NGHĨA

HĐ1:

  1. a) Ta thấy IA = IB.
  2. b) Ta thấy d ⊥ AB nên .

Kết luận:

Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng ấy.

Ví dụ:

+ Đoạn thẳng ; trung điểm  của đoạn thẳng ;

+ Đường thẳng  vuông góc với  tại .

Vì thế, đường thẳng  là đường trung trực của đoạn thẳng .

Ví dụ 1 (SGK -tr100)

LT1:

Ta có:  

mà  (hai góc kề bù).

Suy ra  hay AM ⊥ BC.

Ta có AM ⊥ BC tại trung điểm M của BC nên AM là đường trung trực của BC.

II. TÍNH CHẤT

HĐ2:

 

  1. a) Xét ∆MOA vuông tại O và ∆MOB vuông tại O có:

MO chung.

OA = OB (theo giả thiết).

Do đó ∆MOA = ∆MOB (2 cạnh góc vuông).

  1. b) Do ∆MOA = ∆MOB (2 cạnh góc vuông) nên MA = MB (2 cạnh tương ứng).

Kết luận:

Một điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.

Ví dụ:

Gọi  là đường trung trực của đoạn thẳng . Lấy điểm  trên đường thẳng . Ta có .

Ví dụ 2 (SGK -tr101)

LT2:

Do O thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB nên OA = OB = 3 m.

Vậy chiều dài mái nhà bên phải là 3 m.

HĐ3:

  1. a) Xét ∆MOA và ∆MOB có:

MO chung.

OA = OB (theo giả thiết).

MA = MB (theo giả thiết).

Do đó ∆MOA = ∆MOB (c - c - c).

  1. b) Do ∆MOA = ∆MOB (c - c - c) nên OA = OB (2 cạnh tương ứng) và (2 góc tương ứng).

Do OA = OB và O nằm giữa A và B nên O là trung điểm của AB.

Do  mà  nên

Do đó MO ⊥ AB.

Khi đó MO vuông góc với AB tại trung điểm O của AB.

Vậy MO là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Kết luận:

Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.

Ví dụ:

Gọi  là đường trung trực của đoạn thẳng  là điểm sao cho . Ta có  nằm trên đường trung trực  của đoạn thẳng .

Ví dụ 3 (SGK -tr102)

LT3:

  1. a) Tam giác ABC cân tại A nên AB = AC.

Do AB = AC nên A thuộc đường trung trực của đoạn thẳng BC.

  1. b) Xét ∆AHB vuông tại H và ∆AHC vuông tại H có:

AB = AC (chứng minh trên).

AH chung.

Do đó ∆AHB = ∆AHC (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra HB = HC (2 cạnh tương ứng).

Mà H nằm giữa B và C nên H là trung điểm của BC.

Ta có AH vuông góc với BC tại trung điểm H của BC nên AH là đường trung trực của đoạn thẳng BC.

III. VẼ ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG

HĐ4:

Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB = 3cm.

Bước l. Vẽ đoạn thẳng .

Bước 2. Vẽ một phần đường tròn tâm  bán kính

Bước 3. Vẽ một phần đường tròn tâm  bán kính , cắt phần đường tròn tâm  vẽ ở Bước 2 tại các điểm  và .

Bước 4. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm  và . Đường thẳng  là đường trung trực của đoạn thẳng .

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm toán 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay