Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về khái niệm lẽ phải?
A. Lẽ phải là những điều đúng đắn.
B. Vi phạm chuẩn mực đạo đức và lợi ích chung của xã hội.
C. Được xác định dựa trên những quy tắc chung của con người.
D. Phù hợp với quy tắc, chuẩn mực và lợi ích chung của xã hội.
Câu 2. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ
A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
B. được mọi người yêu mến, quý trọng.
C. bị mọi người xung quanh lợi dụng.
D. nhận được nhiều lợi ích vật chất.
Câu 3. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Không chấp nhận và làm những việc sai trái.
B. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.
C. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.
D. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.
Câu 4. Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Anh B gửi đơn tố cáo hành vi tổ chức đánh bạc của ông X.
B. Chị H che dấu hành vi sử dụng chất ma túy của người thân.
C. Bạn V dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm.
D. Thấy anh K làm sai, anh H góp ý và khuyên anh K sửa đổi.
Câu 5. Câu tục ngữ “phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn” phản ánh về vấn đề gì?
A. Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
B. Kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn.
C. Nhân ái, yêu thương con người.
D. Tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải?
A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.
C. Hạn chế sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.
D. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng.
Câu 7. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?
A. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.
B. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.
C. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.
D. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
Câu 8. Bà V là chủ một của hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu được nhiều lợi nhuận, bà V đã lén lút nhập hoa quả không rõ nguồn gốc, xuất xứ về bán. Không những vậy, bà còn thường xuyên ngâm hoa quả trong các loại hóa chất để bảo quản được lâu hơn.
Nếu vô tình phát hiện hành vi của bà V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không liên quan đến mình.
B. Không mua hàng nhưng cũng không tố cáo hành vi của bà V.
C. Mặc kệ người ngoài, chỉ cảnh báo người thân không mua hàng.
D. Bí mật thu thập chứng cứ và báo cáo với lực lượng chức năng.
Câu 9. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong pháp luật Việt Nam?
A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
B. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
C. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường.
D. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản.
Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”.
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Biến đổi khí hậu.
C. Môi trường.
D. Thời tiết.
Câu 11. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
A. các cơ sở giáo dục.
B. các cơ quan nhà nước.
C. cán bộ quản lí môi trường.
D. mọi công dân, cơ quan, tổ chức.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?
A. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.
B. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông.
C. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
D. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật.
B. Là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
C. Là yếu tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
D. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Câu 14. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường?
Tình huống. Trên đường đi học về, M và V phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. M rủ V đi báo công an xã, nhưng V từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với V, M đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã.
A. Không có bạn học sinh nào.
B. Cả hai bạn M và V.
C. Bạn V.
D. Bạn M.
Câu 15. Học sinh có thể thực hiện hành động nào sau đây để góp phần bảo vệ môi trường?
A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích.
B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.
C. Phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt hết các loại côn trùng.
D. Sử dụng các loại túi vải, giấy,… thay cho túi ni-lông.
Câu 16. ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời:
“Trong một buổi sinh hoạt lớp, Lan phát hiện một bạn trong lớp nói xấu và bịa chuyện về bạn khác. Biết việc đó là sai trái, Lan mạnh dạn nói với cô giáo chủ nhiệm và khuyên bạn kia nên xin lỗi. Tuy nhiên, một số bạn lại cho rằng Lan “chuyện bé xé ra to” và không nên “báo cô”.”
a) Lan đã bảo vệ lẽ phải khi lên tiếng với cô giáo về hành vi sai trái.
b) Việc nói với cô giáo là hành động mách lẻo, không đúng với tinh thần đoàn kết.
c) Những người im lặng khi thấy sai trái là đang ủng hộ cái sai.
d) Lan nên im lặng để tránh rắc rối, vì không liên quan đến mình.
Câu 2: Đọc đoạn văn và trả lời:
“Sự phát triển kinh tế cần đi đôi với bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững. Việc xây dựng nhà máy, khu công nghiệp phải đi kèm với hệ thống xử lý chất thải. Nếu chỉ chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố môi trường, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng cho thế hệ tương lai. Đây là lý do vì sao các quốc gia ngày càng đẩy mạnh chính sách phát triển xanh và sử dụng năng lượng tái tạo.”
a) Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường không thể song hành với nhau.
b) Việc xây dựng nhà máy không cần xử lý chất thải nếu tạo ra nhiều việc làm.
c) Chính sách phát triển xanh giúp bảo vệ môi trường và tạo cơ hội cho phát triển lâu dài.
d) Môi trường bị hủy hoại sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ về sau.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................