Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM GDCD 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 01
TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Người có hành vi bảo vệ lẽ phải là người như thế nào?
A. Dám đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu
B. Luôn đồng tình với mọi ý kiến của người khác
C. Im lặng trước những điều bất công để tránh rắc rối
D. Bảo vệ lợi ích cá nhân bất chấp đúng sai
Câu 2: Hành động nào dưới đây thể hiện việc bảo vệ lẽ phải?
A. Cổ vũ hành động sai trái vì sợ bị cô lập
B. Phát biểu ý kiến khi thấy ai đó bị đối xử bất công
C. Im lặng khi thấy bạn bị bắt nạt
D. Ủng hộ người có quyền lực để có lợi
Câu 3: Hành động nào sau đây góp phần bảo vệ môi trường?
A. Sử dụng tiết kiệm nước và điện
B. Đốt rác nhựa để giảm ô nhiễm
C. Sử dụng túi ni lông một lần
D. Chặt cây để có đất xây nhà.
Câu 4: Nếu trong trường học có phong trào thu gom rác tái chế, em sẽ làm gì?
A. Tích cực tham gia và vận động bạn bè cùng thực hiện
B. Không tham gia vì thấy mất thời gian
C. Chỉ tham gia khi bị bắt buộc
D. Đợi đến khi có phần thưởng mới tham gia
Câu 5:Để đạt được mục tiêu cá nhân, điều quan trọng nhất là gì?
A. Kiên trì theo đuổi và có kế hoạch cụ thể
B. Phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác
C. Đặt ra mục tiêu nhưng không cần thực hiện ngay
D. Chỉ cần có mục tiêu là đủ, không cần hành động
Câu 6: Em hiểu thế nào là lẽ phải?
A. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí con người và lợi ích chung của xã hội
B. Là chuẩn mực của đạo đức, pháp luật, là “cán cân” giúp cuộc sống cân bằng không có những bất công, bạo tàn
C. Đáp án A và C đúng
D. Đáp án A và C sai
Câu 7: Hành vi nào được cho là không tôn trọng lẽ phải?
A. Bịa đặt những điều không đúng với sự thật
B. Nghe lời xúi giục, tùy tiện đổ lỗi cho người khác
C. Đáp án A và B đều đúng
D. Đáp án A và B đều sai
Câu 8: Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải?
A. Vì nếu không tôn trọng sẽ bị phạt bởi luật pháp
B. Vì những hành động tôn trọng lẽ phải, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp
C. Vì chúng ta được giáo dục rằng phải tôn trọng lẽ phải
D. Vì con người có thể chung sống trong hòa bình
Câu 9: Có người cho rằng “lẽ phải là những điều khoa học chứng minh là đúng” em có đồng tình với suy nghĩ này?
A. Đồng ý, vì khoa học giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống
B. Đồng ý, vì những điều khoa học nghiên cứu đã trải qua rất nhiều thời gian chứng minh, kiểm chứng
C. Không đồng ý, khoa học đã mở ra chân trời mới cho cuộc sống của chúng ta, đem lại rất nhiều lợi ích không thể phủ nhận nhưng ta có thể thấy những điều mà khoa học chứng minh là đúng đắn tuy nhiên vẫn chưa thể nói đâu là chính là lẽ phải
D. Không đồng ý, vì khoa học vẫn còn những hạn chế chưa thể lí giải nên không thể quy tất cả khoa học đều là lẽ phải
Câu 10: Môi trường có sự liên như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
A. Không liên quan gì đến cuộc sống của con người
B. Là điều kiện quan trọng, thiết yếu
C. Chỉ có chức năng cung cấp thức ăn cho con người
D. Môi trường không hề có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người
Câu 11: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên tạo cuộc sống tinh thần, phương tiện sống, tạo ra cơ sở vật chất để con người có thể phát triển kinh tế
B. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản không bao giờ cạn kiệt
C. Môi trường không có tác động đến cuộc sống hiện tại của con người
D. Tác động của con người không làm thay đổi hiện trạng vốn có của môi trường sống
Câu 12: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên
B. Tự nhiên
C. Thiên nhiên
D. Môi trường
Câu 13: Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?
A. Vì chúng ta sẽ không dùng được hết chúng
B. Có thể gây ra lãng phí tài nguyên
C. Vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn, nếu không có biện pháp khai thác hợp lí sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
D. Vì tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn lợi cực lớn cho sản xuất
Câu 14: Phát triển bản thân thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?
A. Mục tiêu cá nhân có tể được phân loại theo lĩnh vực
B. Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian
C. Mục tiêu cá nhân được phân loại theo tính chất
D. Mục tiêu cá nhân được phân loại theo đặc điểm
Câu 15: Đâu được coi là mục tiêu cá nhân trong các câu dưới đây?
A. Bài kiểm tra của Lan có số điểm cao nhất lớp
B. Kiên muốn giành được được giải nhất trong lần thi học sinh giỏi toán năm nay
C. Cây hoa hồng của My trồng sai trĩu những bông hoa
D. Chiếc áo đồng phục của Mạnh đã không còn mặc vừa nữa
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B . TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho nhận định sau
“Trong cuộc sống, bảo vệ lẽ phải không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là nghĩa vụ của toàn xã hội. Mỗi người cần phải dũng cảm đứng lên chống lại cái xấu, cái ác để xây dựng một xã hội công bằng và văn minh.”
Xác định tính đúng-sai của các nhận định sau:
a) Bảo vệ lẽ phải là trách nhiệm của mỗi cá nhân.
b) Chống lại cái xấu là không cần thiết.
c) Xã hội công bằng cần sự dũng cảm của mọi người.
d) Mỗi người không cần phải tham gia vào việc bảo vệ lẽ phải.
Câu 2: Cho nhận định sau
“Lẽ phải luôn luôn được tôn trọng và bảo vệ, vì nó là nền tảng của sự phát triển bền vững. Chúng ta cần giáo dục thế hệ trẻ về giá trị của sự thật và công lý.”
Xác định tính đúng-sai của các nhận định sau:
a) Lẽ phải không quan trọng trong sự phát triển của xã hội.
b) Giáo dục về lẽ phải giúp thế hệ trẻ nhận thức đúng đắn.
c) Sự thật và công lý là những giá trị cần được bảo vệ.
d) Mọi người không cần phải quan tâm đến giáo dục về lẽ phải.