Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 kết nối Ôn tập từ bài 4 - bài 6 (P2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập từ bài 4 đến bài 6 (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức
ÔN TẬP BÀI 4 – 6 (PHẦN 2)
Câu 1: Hành vi nào dưới đây đã vi phạm với quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của nhà nước
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các loại khoáng sản
- Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng
- Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép
Câu 2: Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính,…?
- Thời gian thực hiện
- Năng lực thực hiện
- Lĩnh vực thực hiện
- Khả năng thực hiện
Câu 3: Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ:
- Chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống
- Được mọi người yêu mến, quý trọng
- Nhận được nhiều lợi ích vật chất
- Bị mọi người xung quanh lợi dụng
Câu 4: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp cho:
- Môi trường trong lành, sạch đẹp
- Môi trường sinh thái được cân bằng
- Hệ sinh thái phong phú, đa dạng
- Nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt
Câu 5: Nhân vật nào dưới đây đã biết bảo vệ lẽ phải?
- Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng làm cho bằng được
- Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái
- Chị M kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai
- Bạn B chê bai người khác nhưng che giấu khuyết điểm của bản thân
Câu 6: Câu ca dao sau nói về điều gì “Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”?
- Tôn trọng lẽ phải
- Tôn sư trọng đạo
- Đạo lí nhân nghĩa
- Tinh thần đoàn kết
Câu 7: Môi trường có sự liên như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
- Không liên quan gì đến cuộc sống của con người
- Là điều kiện quan trọng, thiết yếu
- Chỉ có chức năng cung cấp thức ăn cho con người
- Môi trường không hề có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người
Câu 8: Học sinh có thể thực hiện bảo vệ và tôn trọng lẽ phải bằng cách nào?
- Lời nói
- Hành động
- Việc làm phù hợp
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 9: Thế nào được coi là một mục tiêu cá nhân?
- Mục tiêu chung chung, không định lượng được
- Mục tiêu phi thực tế, khó có thể đạt được trong một thời gian nhất định
- Mục tiêu cụ thể, có thể đo lường, có tính khả thi, có tính thực tế, có thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu đó
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10: Hành vi nào sau đây không được coi là tôn trọng lẽ phải?
- Chăm chỉ ôn bài cho bài kiểm tra
- Chép phao trong kì thi
- Góp ý để các bạn xung quanh mình biết lỗi sai và sửa
- Không tùy tiện đổ oan cho người khác
Câu 11: Đâu là khái niệm chỉ tài nguyên thiên nhiên?
- Là những điều mà con người tạo ra phục vụ cho đời sống
- Là những vật chất được xây dựng theo các thời kỳ phát triển của xã hội
- Những của cải có sẵn trong tự nhân mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cho nhu cần sống của con người
- Những điều không thể thay thế được trong tự nhiên
Câu 12: Bước đầu tiên trong khâu lên kế hoạch lập mục tiêu cá nhân là gì?
- Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết
- Cam kết thực hiện kế hoạch
- Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi
- Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu
Câu 13: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách nào?
- Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng
- Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lý
- Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất
- Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm
Câu 14: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?
- Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình
- Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái
- Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn
- Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm
Câu 15: Ý nào dưới đây là đúng?
- Muốn có xã hội phát triển thì phải chấp nhận ô nhiễm
- Thay thế túi nilon bằng cách mang giỏ hoặc gói đồ bằng lá sẽ góp phần bảo vệ môi trường
- Tài nguyên thiên nhiên là vô hạn
- Những tác động của con người đến thiên nhiên là không đáng kể
Câu 16: Thế nào là mục tiêu dài hạn, ngắn hạn?
- Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu có thể thực hiện được mà không cần phải nên kế hoạch trước
- Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu liên quan đến những kế hoạch và dự định trong thời gian gần đây nhất, mục tiêu dài hạn là mục tiêu liên quan đến những kế hoạch trong khoảng thời gian rất dài sau này
- Mục tiêu ngắn hạn là các mục tiêu chắc chắn chúng ta có thể đạt được, mục tiêu dài hạn thì cần phải chuẩn bị nhiều hơn
- Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu chúng ta có thể thực hiện song hành cùng với mục tiêu dài hạn
Câu 17: Vì sao cần phải giáo dục cho học sinh về việc phải tôn trọng lẽ phải?
- Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn
- Vì học sinh là thể hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước
- Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ
- Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt
Câu 18: Nhận định nào sau đây là sai?
- Tiết kiệm điện cũng là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Săn bắt, bẫy động vật quý hiếm để bán
- Sử dụng tiết kiệm điện nước
- Lên án các hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
Câu 19: Vì sao việc lên kế hoạch cụ thể cho các công việc lại quan trọng?
- Giúp chúng ta có thể tìm được ra cách làm việc hiệu quả
- Định hướng rõ ràng, giải quyết được các vấn đề trong khi tiến hành làm
- Giúp chúng ta tự chủ hơn về thời gian thực hiện các mục tiêu
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 20: Một bạn trong lớp cho rằng “Những sai lầm khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường đều có thể bị xóa nhòa khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội không ai có thể nhận ra các lỗi sai trong quá khứ của mình nữa”. Nhận định của bạn là đúng hay sai? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?
- Nhận định của bạn là đúng. Vì khi ra ngoài xã hội không có ai là người quen của chúng ta thời còn đi học
- Nhận định của bạn là đúng. Vì chúng ta vẫn có thể trở thành người tốt khi không ai biết đến sai lầm trong quá khứ của chúng ta
- Nhận định của bạn là sai. Vì nếu những sai lầm trong quá khứ không được nhận ra và sửa một cách kịp thời bạn có thể trở thành người xấu khi bước ra xã hội, với cái nhìn lệch lạc và phiến diện
- Nhận định của bạn là sai. Vì thời gian không có tác dụng chữa lành
Câu 21: Lan học hơi đuối môn Toán, em đặt mục tiêu sẽ trở thành học sinh học khá môn học này trong năm tới. Em tập trung ôn luyện các bài tập đó trong thời gian nghỉ hè, sưu tầm làm thêm bài tập của các dạng làm thêm. Sau một năm thành tích môn toán của Lan đã tiến bộ vượt bậc, không chỉ dừng lại ở học khá mà thành tích về môn Toán của Lan đứng nhất nhỉ lớp. Theo em, thành công trong việc học môn Toán của bạn Lan là từ đâu?
- Vì bản thân Lan đã học tốt môn toán từ trước
- Lan học tốt môn Toán là do bạn có kế hoạch cụ thể trong việc học tập và rèn luyện môn Toán
- Lan học tốt môn Toán lên là nhờ ăn may
- Lan học tốt môn Toán vì bạn được bạn khác giúp đỡ trong học tập
Câu 22: Trên đường đi học về Ngọc và Khánh nhìn thấy một cô đem rác ra bờ hồ vứt. Ngọc muốn nên nhắc nhở cô không được đổ rác xung quanh hồ nhưng Khánh bảo làm vậy là vô lễ với người lớn và hơn nữa đó không phải trách nhiệm mà hai bạn cần phải quan tâm. Em có nhận xét như thế nào về tình huống trên?
- Bạn Ngọc có ý thức bảo vệ môi trường, còn bạn Khánh thì chưa có ý thức
- Cả hai bạn đều không có ý thức bảo vệ môi trường
- Hành động của bạn Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường
- Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường, Khánh chưa phân biệt được đâu là việc nên làm để bảo vệ môi trường xung quanh
Câu 23: B là học sinh nhút nhát dụt dè của lớp, em thường lảng tránh các phần phải nói trước đám đông, ngại tham gia các hoạt động tập thể. Là giáo viên chủ nhiệm của lớp, em hãy đưa ra ý tưởng thực hiện một dự án để giúp B hòa nhập được với tất cả các bạn trong lớp?
- Xác định tình hình của cả lớp → lên kế hoạch cho tổ chức một chương trình phù hợp với lớp và có thể hướng cho học sinh B tham gia vào → chủ động tạo điều kiện cho B có thể được thể hiện bản thân trước cả lớp → động viên B cực tham gia các hoạt động
- Yêu cầu B phải thuyết trình trước lớp học, để giúp B quen với việc xuất hiện trước đám đông
- Động viên B tham gia vào các hoạt động cùng cả lớp → nói cho em ý nghĩa của việc tích cực hòa nhập cùng mọi người
- Giao việc cụ thể cho B để em có cơ hội được giao lưu cùng mọi người
Câu 24: Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mỗi người dân trong xã hội. Là thế hệ chủ nhân của đất nước trong tương lai, lớn lên cùng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các em có thể làm gì để tuyên truyền sâu rộng hơn thông điệp bảo vệ môi trường đến mọi người?
- Xây dựng một trang thông tin chuyên đăng tải các hành động đẹp về bảo vệ môi trường
- Làm các video, áp phích về thông điệp bảo vệ môi trường, chống lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên đăng tải lên các trang mạng xã hội
- Đáp án A và B đều đúng
- Đáp án A và B đều sai
Câu 25: Theo em, tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội?
- Tôn trọng lẽ phải là bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực
- Việc tôn trọng lẽ phải giúp làm lành các mối quan hệ trong xã hội góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
- Đáp án A và B đều sai
- Đáp án A và B đều đúng
=> Giáo án công dân 8 kết nối bài 4: Bảo vệ lẽ phải