Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 kết nối Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập từ bài 7 đến bài 10 (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức

ÔN TẬP BÀI 7 – 10 (PHẦN 2)

Câu 1: “Mục tiêu có thể định lượng, cho phép bạn theo dõi tiến trình của mình” - đó là nội dung của tiêu chí nào khi xác định mục tiêu cá nhân?

  1. Cụ thể
  2. Có thể đạt được
  3. Đo lường được
  4. Có thời hạn cụ thể

 

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào sau đây?

  1. Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động
  2. Khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động
  3. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động
  4. Đóng cửa tạm thời nơi làm việc

 

Câu 3: Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây?

  1. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức
  2. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực
  3. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực
  4. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình

 

Câu 4: Hành vi nào sau đây được phép thực hiện trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ?

  1. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy
  2. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người
  3. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người
  4. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy

 

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có quyền nào sau đây?

  1. Thực hiện hợp đồng lao động
  2. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể
  3. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động
  4. Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động

 

Câu 6: Đâu là những người chịu ảnh hưởng nhiều từ bạo lực gia đình?

  1. Nam giới
  2. Phụ nữ và trẻ em
  3. Trẻ em nam và trẻ em nữ
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 7: “Xác định các khoản cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?

  1. Bước thứ nhất
  2. Bước thứ hai
  3. Bước thứ ba
  4. Bước thứ tư

 

Câu 8: Các nguy cơ có thể dẫn đến các tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại là gì ?

  1. Thiết bị điện quá tải, kém chất lượng
  2. Bất cẩn trong khi sử dụng một số hóa chất độc hại
  3. Cất giữ vũ khí trong nhà
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 9: Nhà nước cấm người ở độ tuổi nào không được làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại?

  1. Dưới 18 tuổi
  2. 25 tuổi
  3. Người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng
  4. Người ngoài 30 tuổi

 

Câu 10: Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?

  1. Những lời nói, thái độ gây tổn thương
  2. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình
  3. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế
  4. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ

 

Câu 11: Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào?

  1. Chi phát sinh
  2. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt
  3. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh
  4. Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt

 

Câu 12: Công dân nên làm gì để phòng tránh các tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

  1. Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương
  2. Không khóa bình gas sau khi nấu ăn
  3. Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
  4. Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật về các quy định phòng chống tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Câu 13: Để thực hiện được tốt các kế hoạch chi tiêu đã đề ra các em cần phải làm như thế nào?

  1. Đưa ra các hình phạt cho bản thân nếu không hoàn thành được mục tiêu
  2. Luôn nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm túc các mục tiêu đã đề ra
  3. Nhờ người thân nhắc nhở
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 14: Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình truyền thống bạo lực gia đình thì sẽ có tâm lý như thế nào?

  1. Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình
  2. Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào chính gia đình nơi mình được sinh ra
  3. Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái
  4. Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm

 

Câu 15: Theo em, trách nhiệm của học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại là gì?

  1. Học sinh còn ít tuổi nên việc phòng chống các thứ nguy hiểm như vậy không phải trách nhiệm của học sinh
  2. Trách nhiệm của học sinh là học tập thật tốt chứ không cần thiết phải hưởng ứng thêm bất cứ một trách nhiệm nào khác
  3. Tự giác tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng chống tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại; tuyên truyền mọi người thực hiện tốt các quy định do pháp luật đề ra; không nghe lời xúi giục của người khác để thực hiện các hành vi trái với pháp luật
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 16: Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?

  1. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập
  2. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm
  3. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch
  4. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn

 

Câu 17: Ý nào sau đây đúng?

  1. Lao động chỉ tạo ra giá trị cho cuộc sống của con người
  2. Lao động là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại
  3. Hoạt động lao động chỉ đóng góp cho xã hội khi giá trị vật chất mà người lao động đó tạo ra lớn
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 18: Trong quá trình làm việc chị T liên tục bị chủ công ty đe dọa sẽ sa thải nếu chị không đồng ý làm thêm giờ buổi tối. Trong khi hợp đồng quy định chị không cần làm buổi tối. Chị T còn con nhỏ việc làm thêm buổi tối là rất khó khăn với chị, chị T có thể làm gì để kiến nghị việc làm này?

  1. Chị T có thể dựa vào các điều khoản đã quy định trong hợp đồng để thôi không cần phải tăng ca vào buổi tối, nếu công ty vẫn cố gắng cưỡng ép chị là đang vi phạm về hợp đồng lao động, sẽ phải chịu hoàn toàn các trách nhiệm pháp lí
  2. Chị T có đe dọa kiện công ty nếu cố tình bắt ép chị
  3. Chị T có thể dùng các kiến thức cơ bản về quyền lao động của nhà nước ban hành để bảo vệ quyền lợi thuộc về mình
  4. Chị T có thể gặp riêng lãnh đạo và trao đổi về tình hình gia đình của mình

 

Câu 19: M lập kế hoạch chi tiêu trong vòng một tháng với các mục tiêu cho việc mua sắm đồ dùng cho dịp Tết, nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh thêm một số việc cần sử dụng đến tiền, M lo lắng về việc kế hoạch chi tiêu đã đặt ra không thực hiện được. Theo em, M nên làm thế nào để có thể vẫn thực hiện được kế hoạch đã đề ra cùng với xử lý được các việc phát sinh?

  1. Ngoài số tiền M đã thiết lập cho kế hoạch chi tiêu của mình M nên dự trù thêm một khoản tiền cho các khoản chi phát sinh
  2. M nên bỏ bớt các mục tiêu cần đạt được trong kế hoạch chi tiêu để giải quyết các công việc phát sinh
  3. M có thể nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh để có thêm được một số tiền giúp đỡ bản thân vượt qua những khó khăn trước mắt
  4. Dùng các khoản tiền dự định cho kế hoạch chi tiêu để giải quyết vấn đề trước mắt

 

Câu 20: Em sẽ ứng xử thế nào khi có người rủ em góp tiền cùng mua pháo chơi trong dịp nghỉ lễ Tết cổ truyền?

  1. Vì là ngày nghỉ lễ nên có thể ưu tiên cho các trò chơi, nên có thể góp tiền mua pháo cùng mọi người
  2. Không góp tiền mua pháo cùng mọi người và khuyên các bạn không nên mua pháo, đốt pháo vì có thể gây ra các vụ cháy nổ
  3. Không góp tiền mua cùng mọi người vì pháo rất đắt
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 21: Trong thời hạn hợp đồng lao động, anh T đột ngột chấm dứt hợp đồng lao động với công ty H. Anh T có được nhận các hỗ trợ về thất nghiệp nếu chẳng may không tìm được việc làm khác trong thời gian đó không?

  1. Anh T vẫn được nhận các quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp đã tham gia khi làm tại công ty
  2. Anh T không được nhận bất kì một khoản hỗ trợ nào hết vì anh T đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, anh thậm chí còn phải bồi thường hợp đồng với công ty H
  3. Vì bảo hiểm thất nghiệp anh vẫn đang tham gia cùng công ty nên anh vẫn được nhận các đãi ngộ cần thiết
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 22: Khi mẹ đang tức giận, M không nói thêm điều gì làm mẹ kích động. Đợi khi mẹ không còn bực tức nữa mới giải thích mọi chuyện cho mẹ. Theo em đây có phải là một cách hạn chế được bạo lực gia đình?

  1. Khi mẹ nói mà không nói thể hiện điều không tôn trọng mẹ
  2. Việc bạn làm chỉ giúp trì hoãn được bạo lực chứ không làm giảm khả năng xảy ra bạo lực gia đình
  3. Cách hành xử của bạn chỉ làm cho mẹ cảm thấy bực tức hơn
  4. Cách hành xử của bạn M hợp lí, khi mẹ đang nóng giận không nên cãi lí, đôi co với mẹ điều đó chỉ làm mẹ thêm bực tức và có thể chút giận lên người

 

Câu 23: L được tiết kiệm được một khoản tiền mừng tuổi và dự định sẽ mua thêm sách để ôn tập cho kì thi cuối năm. Hôm nay, L đi hội chợ vô tình thấy rất nhiều trò chơi thú vị nên đã tiêu mất số tiền mình có. Theo em, L đã thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu mà mình đề ra hay chưa?

  1. L thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu của mình, vì chúng ta có thể ưu tiên các khoản tiêu trước mắt
  2. L đã không nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu
  3. Tiền mua đồ dùng học tập L có thể xin mẹ mua sau, vì đó là khoản chi tiêu cần thiết
  4. L không nhất thiết phải dùng tiền của mình để mua các đồ dùng học tập vì có thể xin trợ giúp từ người thân

 

Câu 24: Em đang xếp hàng đợi mua dầu hỏa cho bố, thì trông thấy một người đàn ông cũng đang xếp hàng chờ đổ xăng, trong lúc chờ đợi chú ấy đã lấy bật lửa ra định châm thuốc hút. Em sẽ làm gì trong tình huống đó?

  1. Việc hút thuốc là quyền tự do của mỗi người
  2. Báo cho người quản lý tại đó biết được tình hình rồi phạt người đàn ông hút thuốc kia
  3. Khuyên chú ấy không được hút thuốc tại cây xăng vì rất nguy hiểm có thể gây ra cháy nổ nghiêm trọng, thiệt hại đến tài sản và tính mạng
  4. Mặc kệ chú ấy, chú ấy muốn hút thuốc ở đâu là việc của chú ấy

 

Câu 25: Chủ nhật, bạn N sang nhà bạn H trả sách thì thấy H đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, N mới biết H có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn H rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà. Trong trường hợp trên, nếu là N, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình
  2. Khuyên H nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi
  3. Đồng tình với bạn H vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà
  4. Mắng nhiếc H gay gắt vì H lười biếng và không yêu thương mẹ

 

=> Giáo án công dân 8 kết nối bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay