Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản kết nối Bài 7: Biện pháp bảo vệ và khai thác tái nguyên rừng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của việc bảo vệ và khai thác rừng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

BÀI 7: BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI  NGUYÊN RỪNG.

(19 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng?

A. Nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

B. Trồng rừng.

C. Đốt rừng làm nương rẫy.

D. Phòng chống cháy rừng.

Câu 2: Đâu không phải phương thức khai thác tài nguyên rừng?

A. Khai thác trắng.

B. Khai thác dần.

C. Khai thác chọn.

D. Khai thác kết hợp.

Câu 3: Khai thác trắng là hình thức khai thác được thực hiện bằng cách

A. chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác.

B. chặt toàn bộ cay rừng ở một khu vực nhất định (khoảng chặt), được thực hiện trong nhiều mùa với thời gian kéo dài.

C. chọn chặt các cây đã thành thục, giữ lại những cây non, cây có phẩm chất tốt và sức sống mạnh.

D. chọn chặt những cây non và cây già cỗi, giữ lại những cây thành thục để bảo vệ đất.

Câu 4: Khai thác chọn là hình thức khai thác được thực hiện bằng cách

A. chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác.

B. chặt toàn bộ cay rừng ở một khu vực nhất định (khoảng chặt), được thực hiện trong nhiều mùa với thời gian kéo dài.

C. chọn chặt các cây đã thành thục, giữ lại những cây non, cây có phẩm chất tốt và sức sống mạnh.

D. chọn chặt những cây non và cây già cỗi, giữ lại những cây thành thục để bảo vệ đất.

Câu 5: Khai thác dần là hình thức khai thác được thực hiện bằng cách

A. chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác.

B. chặt toàn bộ cay rừng ở một khu vực nhất định (khoảng chặt), được thực hiện trong nhiều mùa với thời gian kéo dài.

C. chọn chặt các cây đã thành thục, giữ lại những cây non, cây có phẩm chất tốt và sức sống mạnh.

D. chọn chặt những cây non và cây già cỗi, giữ lại những cây thành thục để bảo vệ đất.

Câu 6: Đâu không phải là mục đích của xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên?

A. Bảo vệ tính vẹn nguyên của hệ sinh thái.

B. Bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục môi trường.

C. Bảo vệ nguồn gene sinh vật, đặc biệt là nguồn gene sinh vạt quý hiếm.

D. Khai thác gỗ và động vật quý hiếm trong rừng.

Câu 7: Trồng rừng, cây xanh ở khu vực đô thị và nông thôn sẽ tạo ra nguồn gỗ cung cấp cho nhu cầu của con người, do đó

A. giảm nhu cầu khai thác gỗ từ rừng.

B. tăng nhu cầu khai thác gỗ từ rừng.

C. giảm nhu cầu săn bắt động vật rừng.

D. tăng nhu cầu săn bắt động vật rừng.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Hình thức khai thác nào là chặt toàn bộ cây rừng?

A. Khai thác trắng.

B. Khai thác chọn.

C. Khai thác dần và khai thác trắng.

D. Khai thác dần và khai thác chọn.

Câu 2: Khu bảo tồn thiên nhiên không bao gồm

A. Vườn quốc gia.

B. Khu dự trữ thiên nhiên.

C. Viện bảo tàng.

D. Khu bảo tồn loài – sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan.

Câu 3: Vì sao không nên khai thác trắng ở nơi có độ dốc cao, lượng mưa nhiều?

A. Vì làm đất bị xói mòn, rửa trôi, thoái hoá về mùa mưa dòng chảy có khối lượng và tốc độ lớn nên gây lũ lụt.

B. Vì đất dễ nhiễm acid từ nước mưa dẫn đến đất bị chua.

C. Vì đất dễ bị xói mòn, rửa trôi dẫn đến bạc màu.

D. Vì hệ vi sinh vật đất bị phá huỷ dẫn đến mất cân bằng sinh thái.

Câu 4: Khai thác trắng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại như thế nào?

A. Đất bị sa mạc hoá.

B. Đất bị thoái hoá, rửa trôim xói mòn, có thể gây ra lũ lụt.

C. Đất bị nhiễm phèn.

D. Đất bị chua.

Câu 5: Sau khi khai thác, rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên là phương pháp khai thác nào?

A. Khai thác trắng.

B. Khai thác chọn.

C. Khai thác dần.

D. Khai thác dần và khai thác chọn.

Câu 6: Lượng cây chặt hạ trong khai thác dần là

A. chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.

B. chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.

C. chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.

D. chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh dưới đây là hình thức khai thác taì nguyên rừng nào?

A. Khai thác trắng

B. Khai thác dần

C. Khai thác chọn.

D. Khai thác kết hợp.

Câu 2: Hình ảnh dưới đây là hình thức khai thác taì nguyên rừng nào?

A. Khai thác trắng

B. Khai thác dần

C. Khai thác chọn.

D. Khai thác kết hợp.

Câu 3: Hình ảnh dưới đây là hình thức khai thác taì nguyên rừng nào?

A. Khai thác trắng

B. Khai thác dần

C. Khai thác chọn.

D. Khai thác kết hợp.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Cho các đặc điểm sau:

  1. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần.
  2. Rừng hồi phục bằng tái sinh tự nhiên.
  3. Thích hợp với khu vực rừng có độ tuổi đồng đều và địa hình dốc.
  4. Chặt ở khu vực rừng có độ tuổi đồng đều, địa hình bằng phẳng.
  5. Thời gian khai thác kéo dài 5-7 năm.

Số đặc điểm của khai thác dần là

A. 2

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 2: Cho các đặc điểm sau:

  1. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần.
  2. Rừng hồi phục bằng tái sinh tự nhiên.
  3. Thích hợp với khu vực rừng có độ tuổi đồng đều và địa hình dốc.
  4. Chặt ở khu vực rừng có độ tuổi đồng đều, địa hình bằng phẳng.
  5. Thời gian khai thác kéo dài 5-7 năm.

Số đặc điểm của khai thác trắng là

A. 2

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 3: Quê Trang ở một bản miền núi. Đời sống của người dân ở đây rất nghèo, nhiều gia đình không đủ gạo ăn, nhiều bạn phải bỏ học để giúp bố mẹ. Người dân trong bản vẫn giữ tập quán đốt rừng làm nương rẫy khiến đất đai trở nên cằn cỗi, hạn hán, lũ lụt ngày càng khắc nghiệt. Nếu là Trang, em sẽ nói gì với bố mẹ và người dân trong bản để có thể giải quyết được vấn đề này?

A. Giải thích tác hại của đốt rừng làm nương rẫy, thay vì đó có thể khai thác rừng bền vững.

B. Khuyên đốt khu rừng mới để có đất trồng lúa.

C. Khuyên chặt cây rừng đi bán gỗ.

D. Khuyên săn bắt động vật quý hiểm trong rừng.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Phần lớn miền núi nước ta có địa hình đồi núi cao và dốc, trừ một số ít vùng ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Do diện tích đất trồng lúa màu ít nên dân phải sử dụng đất rừng để sản xuất lương thực. 

Thực tế là cuộc sống của nhiều đồng bào các dân tộc ít người từ bao đời nay đã gắn bó với nương rẫy, việc xóa bỏ hoàn toàn đốt nương làm rẫy là điều chưa thể trong giai đoạn hiện nay. 

Thực hiện canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp, cây trồng nông nghiệp với cây lâm nghiệp, trồng trọt với chăn nuôi,... Bằng cách đó sẽ tạo ra sự cân bằng sinh thái cục bộ, có khả năng giữ được độ ẩm, cản dòng chảy, chống xói mòn đất, làm cho độ phì của đất luôn được bổ sung trong quá trình canh tác và từ nguồn phân hủy tự nhiên của lớp thảm thực vật, cành lá và các phụ phẩm sau thu hoạch.

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về khai thác tài nguyên rừng?

a. Đốt rừng làm nương rẫy là hình thức khai thác tài nguyên rừng bền vững.

b. Canh tác nông lâm kết hợp chỉ làm cho tình trạng suy thoái rừng xảy ra ngày càng nghiêm trọng.

c. Canh tác nông, lâm kết hợp là kết hợp một cách hài hòa cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi trên một diện tích đất.

d. Cần tăng cường công tác giáo dục và nâng cao năng lực cho người dân về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức cho nhân dân làm rừng đạt hiệu quả kinh tế cao, từ đó thu hút người dân bản địa tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng.

Đáp án:

a. Sai.

b. Sai.

c. Đúng.

d. Đúng.

=> Giáo án điện tử Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Kết nối Bài 7: Biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thuỷ sản kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay