Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 12 (Lâm nghiệp thuỷ sản) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN 12 

KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1 

ĐỀ SỐ 04:

Câu 1: Vai trò của rừng phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị là gì?

A. Điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi, giảm thiểu thiên tai như lũ lụt và hạn hán

B. Chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn... bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển

C. Làm sạch không khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người và tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển

D. Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các loài nấm, thực vật, động vật quý hiếm

Câu 2: Một trong những vai trò quan trọng của rừng đối với đời sống con người là:

A. Tạo nguyên liệu cho các ngành sản xuất

B. Tạo việc làm cho người dân

C. Tạo ra năng lượng từ việc đốt rừng

D. Cung cấp thực phẩm cho con người 

Câu 3: Lâm nghiệp đóng góp gì trong việc bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến

B. Không ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học 

C. Giảm sự phát triển của các loài động vật hoang dã

D. Bảo vệ môi trường sống tự nhiên cho các loài động, thực vật

Câu 4: Một đặc điểm nổi bật của ngành lâm nghiệp là:

A. Rừng là tài nguyên không tái tạo được

B. Lâm nghiệp chỉ liên quan đến việc khai thác gỗ

C. Rừng có thể tái tạo và phục hồi thông qua các biện pháp quản lý hợp lý

D. Không thể trồng lại cây sau khi khai thác 

Câu 5: Trong lâm nghiệp, "tái sinh tự nhiên" là gì?

A. Việc trồng cây mới trên đất trống

B. Cơ chế tự phục hồi của rừng sau khi bị khai thác

C. Phương pháp phát triển giống cây trồng

D. Sử dụng giống cây lạ để trồng rừng mới

Câu 6: Tại sao việc duy trì và bảo vệ các khu rừng ngập mặn lại rất quan trọng?

A. Vì nó giúp tăng trưởng gỗ nhanh chóng

B. Vì nó giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học và bảo vệ bờ biển khỏi xói mòn

C. Vì nó đã cung cấp nguồn thu từ du lịch sinh thái

D. Vì nó giúp môi trường không khí trong lành hơn

Câu 7: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng là "chặt phá rừng không kiểm soát". Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là gì?

A. Quá trình đô thị hóa gia tăng

B. Thiếu nguồn lực và hệ thống quản lý hiệu quả

C. Chính sách bảo vệ rừng không đủ mạnh

D. Nhu cầu tiêu thụ gỗ và lâm sản tăng cao 

Câu 8: "Cháy rừng" là một trong những nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên rừng. Các nguyên nhân chính gây cháy rừng là gì?

A. Thời tiết khô hạn, gió lớn, và hoạt động đốt rừng làm nương của con người 

B. Hoạt động khai thác gỗ không đúng cách

C. Nạn săn bắn và đánh bắt động vật

D. Việc phát triển các khu công nghiệp gần khu rừng 

Câu 9: Chăm sóc rừng có vai trò gì?
A. Giảm sự cạnh tranh ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng của cây dại với cây rừng, nâng cao tỉ lệ sống của cây rừng, rút ngắn thời gian ổn định rừng trồng, tăng tốc độ sinh trưởng của cây rừng trước khi khép tán
B. Tạo không gian sinh trưởng tối ưu, duy trì tốc độ sinh trưởng của cây rừng, giúp tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm gỗ ở cuối chu kì khai thác
C. Hạn chế tác hại của sâu, bệnh đối với cây rừng, giúp cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt
D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 10: Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định dưới đây?

- Rừng phòng hộ ven biển có vai trò che chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông

- Chăm sóc rừng giúp tăng sự cạnh tranh ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng của cây dại với cây rừng.

- Nhiệm vụ chính của trồng rừng là khai thác rừng lấy gỗ hoặc làm dược liệu,…

- Rừng phòng hộ ven biển có vai trò che chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông.

- Nhiệm vụ của chăm sóc rừng là đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng và phát triển.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5. 

Câu 11: Trong quá trình trồng rừng, khi phát hiện mật độ cây trên một đơn vị diện tích quá thứ, để đảm bảo mật độ phù hợp để đảm bảo các chức năng của rừng, ta cần làm gì?

A. Vun xới

B. Tỉa thưa

C. Trồng dặm

D. Bón phân

Câu 12: Trong quá trình trồng rừng, khi phát hiện mật độ cây rừng trên một đơn vị diện tích quá dày, các cây khu vực này còi cọc, phát triển kém, ta nên dùng biện pháp nào?

A. Tỉa cành

B. Bón phân

C. Tỉa thưa

D. Vun xới

Câu 13: Có bao nhiêu việc làm không phải chăm sóc rừng?

- Làm cỏ

- Chặt bỏ cây dại

- Đốt rừng

- Tỉa cành

- Vun xới

- Thay cây rừng bằng các loại cây rau màu, lương thực

- Tỉa thưa

- Bón phân

- Tưới nước

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14: Bạn Minh là người có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó; yêu thích sinh vật, yêu lao động; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng; tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản. Phẩm chất nào của bạn Minh không phù hợp với ngành nghề trong lâm nghiệp?

A. Có sức khỏe tốt, chăm chỉ và chịu khó

B. Có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng

C. Yêu thích sinh vật, yêu lao động

D. Tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản

Câu 15: Nhận định nào là sai khi nói về đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp?

A. Nguồn nhân lực cho ngành lâm nghiệp đòi hỏi chất lượng ngày càng cao

B. Đảm bảo lao động có mức thu nhập ngang bằng bình quân chung cả nước

C. Trong tương lai, ngành lâm nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ 

D. Lâm nghiệp đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thuỷ sản kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay