Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức

BÀI 33: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG AN NINH Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO.

(35 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (21 CÂU)

Câu 1: Biển Đông nằm ở phía nào của Thái Bình Dương?

A. Phía Tây.

B. Phía Bắc.

C. Phía Đông.

D. Phía Nam.

Câu 2: Biển Đông có diện tích bao nhiêu km2?

A. 3447

B. 3448

C. 3449

D. 3446.

Câu 3: Khí hậu trên Biển Đông mang tính chất?

A. Cận nhiệt gió mùa.

B. Xích đạo gió mùa.

C. Ôn đới gió mùa.

D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 4: Biển Việt Nam có diện tích khoảng bao nhiêu km2?

A. 1 triệu.

B. 2 triệu.

C. 3 triệu.

D. 4 triệu.

Câu 5: Năm 2022, nước ta có bao nhiêu huyện đảo?

A. 10

B. 11

C. 12

D. 13

Câu 6: Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km?

A. 3260

B. 3270

C. 3280

D. 3290

Câu 7: Vùng biển nước ta bao gồm

A. nội thủy, lãnh hải, vùng gần lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

B. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế và thềm lục địa.

D. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng đất.

Câu 8: Tài nguyên vùng biển đảo nước ta gồm

A. Sinh vật, khoáng sản, du lịch…

B. Thực vật, khoáng sản, du lịch…

C. Động vật, khoáng sản, du lịch….

D. Sinh vật, khoáng chất, du lịch…

Câu 9: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là

A. Muối.                   

B. Sa khoáng.                       

C. Cát.                         

D. Dầu khí.

Câu 10: Đâu là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển Việt Nam?

A. Khoáng sản có trữ lượng lớn.

B. Hệ sinh thái biển kém đa dạng.

C. Khung cảnh thiên nhiên còn ít.

D. Bờ biển dài, có nhiều bãi cát.

Câu 11: Biểu hiện nào sau đây thể hiện vai trò của biển đảo đối với kinh tế nước ta?

A. Vai trò trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

B. Là nơi cư trú, nhiều hoạt động của dân cư.

C. Đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước. 

D. Có nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch.

Câu 12: Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước biển xa bờ ở Việt Nam

A. bị suy thoái nghiêm trọng.

B. không đạt tiêu chuẩn cho phép.

C. có nhiều biến động qua các năm.

D. đạt chuẩn, tương đối ổn định và ít biến động.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây là hướng chung trong giải quyết tranh chấp biển đảo?

A. Tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.

B. Hạn chế tham gia diễn đàn quốc tế.

C. Ngưng phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

D. Giải quyết trên cơ sở tài chính.

Câu 14: So với môi trường trên đất liền, môi trường biển đảo có điểm gì khác biệt?

A. Có thể chia cắt được.

B. Môi trường đảo dễ bị suy thoái hơn.

C. Môi trường đảo khó bị suy thoái hơn.

D. Không chịu sự tác động của con người.

Câu 15: Để bảo vệ môi trường biển đảo, chúng ta không nên thực hiện giải pháp nào sau đây?

A. Xây dựng cơ chế, chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo.

B. Khai thác trái phép và sử dụng quá mức các tài nguyên biển đảo.

C. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát môi trường biển đảo.

D. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường biển đảo.

Câu 16: Ở ven biển nước ta có tiềm năng rất lớn về năng lượng nào sau đây?

A. Điện gió và thủy triều.

B. Thủy điện và nhiệt điện.

C. Thủy triều và thủy điện.

D. Chỉ có điện Mặt Trời.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển là do

A. thềm lục địa nông, độ mặn nước biển lớn.

B. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi.

C. Có nhiều vũng vịnh, đầm phá.

D. Có các dòng hải lưu.

Câu 2: Nhân tố nào không là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển?

A. Vùng biển nước ta là nơi hình thành các cơn bão nhiệt đới.

B. Vùng biển nước ta rộng, nước biển ấm, nguồn lợi sinh vật biển phong phú.

C. Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng, thềm lục địa có dầu khí….

D. Vũng vịnh kín thuận lợi cho xây dựng hải cảng.

Câu 3: Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta?

A. giàu tài nguyên hải sản.                               

B. có nhiều ngư trường.

C. có nhiều bão, không khí lạnh.                       

D. có nhiều vũng vịnh, đầm phá ven bờ.

Câu 4: Tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất đối với đời sống của cư dân ven biển là

A. Tài nguyên du lịch biển.                               

B. Tài nguyên khoáng sản.

C. Tài nguyên hải sản.                                       

D. Tài nguyên điện gió.

Câu 5: Vì sao chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm?

A. Chịu tác động của hoạt động kinh tế.

B. Con người khai thác hợp lí.

C. Tài nguyên sinh vật đa dạng.

D. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng với môi trường nước biển?

A. Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt. 

B. Vùng ven biển nước ta nhiều dạng địa hình.

C. Các hệ sinh thái ở bờ biển rất phong phú.

D. Nhìn chung các đảo chưa bị tác động nhiều.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là giải pháp bảo vệ môi trường biển đảo?

A. Hạn chế khai thác tài nguyên sinh vật xa bờ.

B. Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo

C. Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ.

D. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của Biển Đông trong phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh?

A. Là nền tảng phát triển kinh tế.

B. Là nguồn lực quan trọng.

C. Duy trì ổn định hòa bình.

D. Là tài sản ngoài Việt Nam.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không là hướng chung trong giải quyết tranh chấp biển đảo?

A. Tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.

B. Hạn chế tham gia diễn đàn quốc tế.

C. Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

D. Giải quyết trên cơ sở hòa bình.

Câu 10: Phần lớn các đảo ven bờ đều có điều kiện thích hợp để phát triển ngành kinh tế nào sau đây?

A. Du lịch, ngư nghiệp.

B. Khai thác khoáng sản, ngư nghiệp.

C. Vận tải biển, khai thác khoáng sản.

D. Nông – lâm nghiệp.

3. VẬN DỤNG ( 5 CÂU)

Câu 1: Nguồn lợi tổ yến của nước ta phân bố chủ yếu ở

A. các đảo trên vịnh Bắc Bộ.                                

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                 

D. Đông Nam Bộ.

Câu 2: Nghề làm muối ở nước ta phát triển nhất ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.                                     

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                               

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Loại khoáng sản đang có giá trị nhất ở biển Đông nước ta hiện nay là

A. dầu mỏ, khí tự nhiên.

B. muối.

C. cát thủy tinh.       

D. titan.

Câu 4: Việc xác định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa rất lớn vì

A. các đảo và quần đảo nước ta có tiềm năng kinh tế rất lớn.

B. đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta.

C. các đảo và quần đảo đều nằm xa với đất liền.

D. các đảo và quần đảo là bộ phận không thể tách rời.

Câu 5: Các đảo đông dân ở nước ta là

A. Trường Sa Lớn.                                                

B. Cát Bà, Lý Sơn.

C. Côn Đảo, Thổ Chu.                                          

D. Kiên Hải, Côn Đảo.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển không phải vì

A. khai thác tổng hợp mới đem lại hiểu quả kinh tế cao.

B. môi trường vùng biển dễ bị chia cắt.

C. môi trường đảo nhạy cảm dưới tác động con người.

D. tiện cho việc đầu tư vốn và kĩ thuật.

Câu 2: Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần phải quan tâm tới việc

A. khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.

B. khai thác quá mức các đối tượng có nguồn lợi kinh tế.

C. sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt.

D. mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa.

Câu 3: Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì

A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết.

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.

C. góp phần bảo vệ môi trường và vùng biển.

D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn.

Câu 4: Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là

A. Tránh để xảy ra các sự cố môi trường.

B. Tăng cường hợp tác với các nước.

C. Xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác.

D. Hợp tác toàn diện lao động nước ngoài.

 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1: Cho bảng số liệu sau đây:

Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển 

của ngành vận tải đường biển ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021

                                   Năm 

Tiêu chí

2010

2015

2020

2021

Khối lượng vận chuyển

(triệu tấn)

61,6

60,8

76,1

70,0

Khối lượng luân chuyển

(tỉ tấn.km)

145,5

131,8

152,6

70,1

 

=> Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay