Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Hệ thống sông nào có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình?
A. Sông Cửu Long
B. Sông Thu Bồn
C. Sông Hồng
D. Sông Đà
Câu 2: Nước ngầm có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?
A. Cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất
B. Tạo ra nguồn năng lượng mặt trời
C. Làm giảm nhiệt độ môi trường
D. Tạo ra các hồ nhân tạo
Câu 3: Nguyên nhân chính khiến khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới là gì?
A. Do ảnh hưởng của địa hình đa dạng.
B. Do vị trí địa lí nằm trong vùng nhiệt đới.
C. Do hoạt động của gió mùa.
D. Do ảnh hưởng của biển Đông.
Câu 4: Mùa lũ của các con sông ở Việt Nam thường kéo dài khoảng bao lâu?
A. 2, 3 tháng
B. 4,5 tháng
C. 5, 6 tháng
D. 7, 8 tháng
Câu 5: Đai khí hậu nào ở Việt Nam có nhiệt độ quanh năm không vượt quá 15°C?
A. Đai nhiệt đới gió mùa.
B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
C. Đai ôn đới gió mùa trên núi.
D. Đai xích đạo gió mùa.
Câu 6: Tại sao ở miền khí hậu phía Bắc, bên cạnh các loài cây nhiệt đới còn xuất hiện một số cây trồng có nguồn gốc ôn đới như đào, mận, mơ?
A. Do có mùa đông lạnh
B. Do có mùa hè nóng
C. Do có thời tiết bão hoà vào mùa xuân
D. Do có mùa thu xanh mát
Câu 7: Mạng lưới sông ngòi nước ta:
A. Dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.
B. Phân bố dày đặc ở Nam Bộ nhưng thưa thớt ở các vùng khác.
C. Thưa thớt, không đồng đều trên khắp cả nước
D. Chỉ tập trung phân bố ở khu vực miền Trung.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi?
A. Nhiệt độ trung bình năm dưới 15°C.
B. Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều.
C. Độ cao từ 600–700 m đến 2.600 m.
D. Có thể có tuyết rơi vào mùa đông.
Câu 9: Đâu không phải một hồ, đầm tự nhiên?
A. Hồ Tây
B. Hồ Lắk
C. Đầm Thị Nại
D. Hồ Hoà Bình
Câu 10: Hiện tượng lũ lụt ở Việt Nam thường xảy ra do nguyên nhân chính nào?
A. Do lượng mưa lớn tập trung trong mùa mưa và địa hình dốc
B. Do ảnh hưởng của thủy triều
C. Do hệ thống sông ngòi quá dài
D. Do lượng phù sa quá lớn
Câu 11: Sông Hồng có chiều dài là bao nhiêu?
A. Chiều dài của dòng chính là 1 126 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 556 km
B. Chiều dài của dòng chính là 2 126 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 665 km
C. Chiều dài của dòng chính là 3 750 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 1 452 km
D. Chiều dài của dòng chính là 4 750 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 2 452 km
Câu 12: Tại sao cán cân bức xạ ở Việt Nam luôn dương?
A. Do lượng bức xạ mặt trời lớn và nhiệt độ cao quanh năm.
B. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C. Do địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích.
D. Do ảnh hưởng của biển Đông làm giảm nhiệt độ.
Câu 13: Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của:
A. Tín phong bán cầu Bắc
B. Tín phong bán cầu Nam
C. Gió mùa ôn đới phía Bắc
D. Gió mùa ôn đới phía Nam
Câu 14: Sông nào ở Việt Nam chảy theo hướng đông nam – tây bắc?
A. Sông Hồng
B. Sông Lô
C. Sông Kỳ Cùng
D. Không có con sông nào
Câu 15: Đai nhiệt đới gió mùa có ở độ cao nào?
A. Dưới 600 – 700 m
B. Dưới 900 – 1 000 m
C. Trên 900 – 1 000 m
D. Dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1 000 m (miền Nam)
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về đặc điểm sông ngòi Việt Nam?
a) Sông ngòi nước ta phần lớn chảy theo hướng tây – đông.
b) Sông ngòi nước ta phần lớn chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
c) Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta không có sự phân mùa rõ rệt.
d) Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rõ rệt.
Câu 2: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về đặc điểm sông ngòi Việt Nam?
a) Chế độ nước sông có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn.
b) Mùa mưa kéo dài khoảng 7 – 8 tháng.
c) Mùa lũ có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa khá nhỏ.