Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Bài 17: Vùng Tây Nguyên

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Vùng Tây Nguyên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 17: VÙNG TÂY NGUYÊN

(39 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (22 CÂU)

Câu 1: Vùng Tây Nguyên gồm có bao nhiêu tỉnh?

A. 2 tỉnh.

B. 7 tỉnh.

C. 8 tỉnh.

D. 5 tỉnh.

Câu 2: Vùng Tây Nguyên có diện tích tự nhiên khoảng

A. 95 nghìn km2.

B. 54,5 nghìn km2.

C. 21,3 nghìn km2.

D. 44,6 nghìn km2.

Câu 3: Vùng Tây Nguyên tiếp giáp với hai nước láng giềng nào?

A. Lào và Cam-pu-chia.

B. Thái Lan và Cam-pu-chia.

C. Trung Quốc và Lào.

D. Cam-pu-chia và Trung Quốc.

Câu 4: Khí hậu vùng Tây Nguyên mang tính chất

A. ôn đới lục địa.

B. nhiệt đới gió mùa.

C. nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. cận xích đạo.

Câu 5: Đâu là đặc điểm rừng của vùng Tây Nguyên?

  1. Tổng diện tích rừng gần 4,5 triệu ha với tỉ lệ che phủ rừng khoảng 26%.
  2. Tổng diện tích rừng với 3,1 triệu ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 2,2 triệu ha đất rừng tự nhiên.
  3. Tổng diện tích rừng gần 5,4 triệu ha với tỉ lệ che phủ rừng đạt 53,8%.
  4. Tổng diện tích rừng gần 2,6 triệu ha với tỉ lệ che phủ rừng khoảng 46%.

Câu 6: Địa hình của Tây Nguyên có đặc điểm

  1. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.
  2. Địa hình cao nguyên xếp tầng.
  3. Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng.
  4. Địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.

Câu 7: Nguồn tưới tiêu quan trọng trong mùa khô của vùng Tây Nguyên là?

A. Hồ tự nhiên, hồ thủy điện.

B. Hồ thủy điện, hồ nước mặn.

C. Hồ nước ngọt, hồ tự nhiên.

D. Hồ nước mặn, hồ nước ngọt.

Câu 8: Khoáng sản quan trọng nhất của vùng Tây Nguyên là

A. Vàng.

B. Titan.

C. Bô-xít.

D. Thiếc.

Câu 9: Vùng Tây Nguyên có đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?

A. 38%.

B. 20%.

C. 11%.

D. 1%.

Câu 10: Đặc trưng văn hóa vùng Tây Nguyên là

A. Thi ném còn.

B. Văn hóa cồng chiêng.

C. Hát chầu văn.

D. Chọi trâu.

Câu 11: Tính đến năm 2021, tỉ lệ người biết chữ người dân Tây Nguyên đạt

A. 90%.

B. 91,8%.

C. 34,5%.

D. 76%.

Câu 12: Loại cây công nghiệp nào ở vùng Tây Nguyên đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng?

A. Hồ tiêu.

B. Điều.

C. Cao su.

D. Cà phê.

Câu 13: Chè được trồng chủ yếu ở hai cao nguyên

A. Lâm Đồng và Gia Lai.

B. Đắk Nông và Lâm Đồng.

C. Đắk Lắk và Đắk Nông.

D. Gia Lai và Kon Tum.

Câu 14: Cao su được trồng nhiều ở các tỉnh

A. Đắk Lắk và Đắk Nông

B. Gia Lai và Đắk Lắk.

C. Lâm Đồng và Gia Lai

D. Gia Lai và Kon Tum

Câu 15: Vùng Tây Nguyên chú trọng gắn khai thác với

A. cây công nghiệp lâu năm.

B. chế biến gỗ.

C. bảo vệ rừng.

D. nuôi trồng thủy sản.

Câu 16: Tỉnh nào ở Tây Nguyên có sản lượng gỗ khai thác lớn nhất?

A. Lâm Đồng.

B. Gia Lai.

C. Đắk Lắk.

D. Kon Tum.

Câu 17: Tỉnh nào ở Tây Nguyên có diện tích rừng trồng mới lớn nhất?

A. Lâm Đồng.

B. Gia Lai.

C. Đắk Lắk.

D. Kon Tum.

Câu 18: Tây Nguyên có trữ năng thủy điện lớn thứ mấy cả nước?

A. thứ tư.

B. thứ ba.

C. thứ hai.

D. thứ nhất.

Câu 19: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất vùng Tây Nguyên là?

A. Srêpôk 3.

B. Sê San.

C. Đrây H’ling.

D. Laly.

Câu 20: Hai tỉnh chiếm trên 70% doanh thu thu lịch lữ hành toàn vùng là

A. Lâm Đồng và Đắk Lắk.

B. Kon Tum và Gia Lai.

C. Gia Lai và Lâm Đồng.

D. Đắk Lắk và Kon Tum.

Câu 21: Trung tâm du lịch nổi tiếng của vùng Tây Nguyên là?

A. Lâm Đồng.

B. Kon Tum.

C. Gia Lai.

D. Đà Lạt.

Câu 22: Loại đất nào sau đây ở Tây Nguyên chiếm diện tích lớn nhất?

A. Đất phù sa.

B. Đất phù sa cổ.

C. Đất feralit.

D. Đất badan.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm về khí hậu vùng Tây Nguyên?

  1. Có hai mùa là mùa mưa và mùa khô.
  2. Tính chất cận xích đạo, có mùa hè và mùa đông.
  3. Mùa mưa có lượng mưa lớn, mùa khô ít mưa và kéo dài.
  4. Một số cao nguyên cao trên 1 000m.

Câu 2: Hệ thống sông chính của vùng Tây Nguyên là

A. Sê San, sông Mã, sông Cả.

B. Sông Đồng Nai, sông Cả, sông Mã.

C. Sông Mê Công, Sê San, Srêpôk.

D. Sê San, Srêpôk, sông Đồng Nai.

Câu 3: Bô-xít là khoáng sản quan trọng nhất của vùng, được phân bố chủ yếu ở

A. Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai.

B. Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.

C. Gia Lai, Kon Tum, Pleiku.

D. Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum.

Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm về dân cư vùng Tây Nguyên?

  1. Dân cư đông đúc do nhập cư từ các vùng khác.
  2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
  3. Mật độ dân số thấp.
  4. Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn tỉ lệ dân nông thôn.

Câu 5: Đất badan thích hợp nhất với các loại cây

A. cà phê, cao su, hồ tiêu.

B. cà phê, bông, mía.

C. cao su, dừa, bông.

D. điều, đậu tương, lạc.

Câu 6: Đâu không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên ở Tây Nguyên?

A. Các hồ nước, thác nước.

B. Các bãi biển đẹp.

C. Vườn quốc gia.

D. Các thắng cảnh đồi, núi.

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư của Tây Nguyên?

  1. Là vùng thưa dân nhất cả nước.
  2. Dân cư phân bố không đều.
  3. Dân tộc Kinh phần lớn sinh sống ở các đô thị.
  4. Dân tộc ít người như Tày, Thái, Mường sinh sống chủ yếu.

Câu 8: Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau vùng

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 9: Hoạt động dịch vụ phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên là

A. du lịch sinh thái.

B. giao thông, vận tải.

C. bưu chính viễn thông.

D. xuất khẩu nông sản.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Quan sát Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên và cho biết tỉnh nào nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia?

A. Gia Lai.

B. Đắk Lắk.

C. Kon Tum.

D. Lâm Đồng.

Câu 2: Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là

  1. Có những hiện tượng thời tiết thất thường.
  2. Nắng nhiều, mưa nhiều làm cho đất bị rửa trôi.
  3. Mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ lụt.
  4. Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 3: Điểm đặc biệt nhất về vị trí địa lí của Tây Nguyên?

A. Không tiếp giáp với biển.

B. Tiếp giáp với hai vùng kinh tế.

C. Tiếp giáp với hai quốc gia láng giềng.

D. Tiếp giáp với Đông Nam Bộ.

Câu 4: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. Khô hạn kéo dài.

B. Đất đai thoái hóa.

C. Khí hậu phân hóa.

D. Đất badan màu mỡ.

Câu 5: Điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

  1. Đất badan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo.
  2. Nguồn nước dồi dào, địa hình cao nguyên xếp tầng rộng lớn.
  3. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây cà phê.
  4. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về mặt quốc phòng vì

  1. Có biên giới kéo dài với Lào và Cam-pu-chia.
  2. Giáp với vùng Duyên hải Nam trung Bộ.
  3. Rất gần với TP Hồ Chí Minh.
  4. Có nhiều rừng núi.

Câu 2: Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do có

  1. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng nước lớn.
  2. địa hình cao nguyên xếp tầng và nhiều sông lớn.
  3. lượng mưa dồi dào, mùa mưa phân hóa sâu sắc.
  4. địa hình núi cao đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước.

Câu 3: Nông sản nổi tiếng ở Đà Lạt là

A. cây ăn quả, cà phê.

B. cà phê và chè.

C. rau ôn đới và cây ăn quả.

D. hoa và rau quả ôn đới.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay