Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gene không allele phân li độc lập quy định. Trong kiểu gene, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một allele trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phối với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Cho các phép lai duới đây:
I. AAbb × AaBb
II. aaBB × AaBb
III. AAbb × AaBB
IV. AAbb × AABb
V. aaBb × AaBB
VI. Aabb × AABb
Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với tất cả các thông tin trên?
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 2: Ở một loài thực vật, gene A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng, người ta cho một cây hoa đỏ tự thụ phấn ở đời con thu được tỉ lệ kiểu hình 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Trong số các cây ở đời con, lấy 4 cây hoa đỏ, xác suất để chỉ có 1 cây mang kiểu gene đồng hợp là
A. 27/64.
B. 32/81.
C. 1/4.
D. 1/9.
Câu 3: Một loài thực vật, allele trội là trội hoàn toàn, allele A quy định kiểu hình thân cao, allele a quy định kiểu hình thân thấp, allele B quy định kiểu hình hoa đỏ, allele b quy định kiểu hình hoa trắng. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
- Cho cây thân cao hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp hoa trắng có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình.
- Cho cây thân cao hoa trắng giao phấn với cây thân thấp hoa đỏ có thể thu được 4 loại kiểu hình.
- Có 5 loại kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình thân cao hoa đỏ.
- Cho cây thân cao, hoa trắng tự thụ phấn có thể thu được 3 loại kiểu hình.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 4: Đặc điểm chính nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Men đen?
A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt.
B. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh.
C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt.
D. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt.
Câu 5: Mendel chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì
A. thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau.
B. thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
C. thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được.
D. thuận tiện cho việc chọn các dòng thuần chủng.
Câu 6: Đâu là điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền đã giúp Menđen phát hiện ra các qui luật di truyền?
A. Trước khi lai, tạo các dòng thuần.
B. Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.
C. Sử dung toán học để phân tích kết quả lai.
D. Đưa giả thuyết và chứng minh giả thuyết.
Câu 7: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể một nhiễm (2n – 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể như thế nào?
A. 23.
B. 24.
C. 25.
D. 26.
Câu 8: Cơ thể cây cải bắp lưỡng bội 2n = 20 NST. Khi giảm phân giao tử có bộ NST n + 1 là bao nhiêu?
A. 10.
B. 11.
C. 19.
D. 21.
Câu 9: Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của giao tử đột biến (n + 1) và giao tử
n sẽ phát triển thành:
A. thể một nhiễm.
B. thể ba nhiễm.
C. thể tam bội.
D. thể tứ bội.
Câu 10: Ở 1 loài có bộ NST 2n= 24 thì thể tứ bội có:
A. 48 NST.
B. 25 NST.
C. 23 NST.
D. 12 NST.
Câu 11: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là đột biến NST thể:
A. Tam nhiễm.
B. Tam bội (3n).
C. Tứ bội (4n).
D. Dị bội (2n - 1).
Câu 12: Con người có thể tạo ra thể tứ bội bằng cách nào trong các cách dưới đây?
1. Cho các cá thể tứ bội sinh sản dinh dưỡng hay sinh sản hữu tính.
2. Giao phối giữa cây tứ bội với cây lưỡng bội.
3. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.
4. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau.
Số phương án đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội chẵn?
A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1).
B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n).
C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).
D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi 14, 15, 16
Một hợp tử loài ngô có 2n = 20 đã nguyên phân số đợt liên tiếp. Tại một thời điểm, người ta đếm được 1280 chromatid trong các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân.
Câu 14: Hợp tử đó đã trải qua bao nhiêu lần nguyên phân để tạo ra nhóm tế bào trên?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 15: Có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành trong cả quá trình trên?
A. 31.
B. 32.
C. 33.
D. 63.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................