Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Trong các thí nghiệm về nhân tố di truyền, đối tượng mà Mendel chọn nghiên cứu là:
A. Cây đậu nành.
B. Cây đậu hà lan.
C. Cây đậu tương.
D. Cây đậu bắp.
Câu 2: Mendel đạt được dòng thuần chủng bằng cách nào?
A. Cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
B. Lai các giống thuần chủng với nhau.
C. Lai các giống không thuần chủng với nhau.
D. Cây thụ phấn qua hai thế hệ.
Câu 3: Ai được coi là người đặt nền móng cho di truyền học hiện đại?
A. Charle Darwin.
B. Barbara McClintock.
C. Wilmut và Campbell.
D. Grego Johann Mendel.
Câu 4: Khái niệm “cặp tính trạng tương phản” có ý nghĩa là:
A. hai trạng thái biểu hiện khác nhau của nhiều tính trạng.
B. hai trạng thái biểu hiện tương đồng nhau của cùng một loại tính trạng.
C. hai trạng thái biểu hiện khác nhau cùng một loại tính trạng.
D. hai trạng thái biểu hiện khác nhau của nhiều tính trạng.
Câu 5: Theo định nghĩa, cơ thể thuần chủng trong nghiên cứu di truyền là:
A. cơ thể có kiểu gene đồng hợp tử về gene đang nghiên cứu.
B. cơ thể có kiểu gene dị hợp tử về gene đang nghiên cứu.
C. cơ thể có kiểu gene đột biến về gene đang nghiên cứu.
D. cơ thể có kiểu gene không đột biến về gene đang nghiên cứu.
Câu 6: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng, tính trạng trội biểu hiện ở
A. Fn.
B. F3.
C. F2.
D. F1.
Câu 7: Nhân tố di truyền là
A. Gene.
B. Giao tử.
C. Allele.
D. Gene và allele.
Câu 8: Một NST có trình tự các gene là ABCDEFG.HI bị đột biến thành NST có trình tự các gene là CDEFG.HI. Đây là dạng đột biến nào?
A. Mất đoạn.
B. Chuyển đoạn.
C. Đảo đoạn.
D. Lặp đoạn.
Câu 9: Số NST trong tế bào là thể tam nhiễm ở người là
A. 47 chiếc NST.
B. 47 cặp NST.
C. 45 chiếc NST.
D. 45 cặp NST.
Câu 10: Số lượng NST trong tế bào của thể 3n ở đậu Hà Lan (2n = 14) là
A. 14.
B. 21.
C. 28.
D. 35.
Câu 11: Đặc điểm của thực vật đa bội là
A. có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội .
B. tốc độ phát triển chậm.
C. kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu.
D. ở cây trồng thường làm giảm năng suất.
Câu 12: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể một nhiễm (2n – 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể như thế nào?
A. 23.
B. 24.
C. 25.
D. 26.
Câu 13: Cơ thể cây cải bắp lưỡng bội 2n = 20 NST. Khi giảm phân giao tử có bộ NST n + 1 là bao nhiêu?
A. 10.
B. 11.
C. 19.
D. 21.
Câu 14: Hội chứng Đao (Down) có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng
A. có 3 NST ở cặp số 12.
B. có 1 NST ở cặp số 12.
C. có 3 NST ở cặp số 21.
D. có 3 NST ở cặp giới tính.
Câu 15: Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có
A. sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp.
B. sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp.
C. sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó.
D. sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................