Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Ở sinh vật nhân thực, NST ở vị trí nào?
A. Bên ngoài tế bào.
B. Trong các bào quan.
C. Trong nhân tế bào.
D. Trên màng tế bào.
Câu 2: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:
A. hình que.
B. hình hạt.
C. hình chữ V.
D. nhiều hình dạng.
Câu 3: Trong một tế bào lưỡng bội, gene tồn tại thành
A. từng allele độc lập.
B. từng cặp allele.
C. 3 allele liên kết với nhau.
D. 4 allele liên kết với nhau.
Câu 4: Cặp NST tương đồng là:
A. cặp NST có cùng hình thái và tập hợp gene.
B. hai chromatid giống nhau, dính nhau ở tâm động
C. hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ
D. hai chromatid có nguồn gốc khác nhau
Câu 5: Nhiễm sắc thể thường được kí hiệu là
A. X.
B. Y.
C. A.
D. Z.
Câu 6: Nhiễm sắc thể giới tính được kí hiệu là
A. X, Y hoặc Z, W.
B. X, A.
C. X hoặc Z, W.
D. Y hoặc Z.
Câu 7: Cặp nhiễm sắc thể giới tính gồm hai nhiễm sắc thể giống nhau được gọi là
A. hợp tử.
B. giao tử.
C. giới dị giao tử.
D. giới đồng giao tử.
Câu 8: Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế nhân đôi của DNA là
A. hai DNA mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với DNA mẹ ban đầu.
B. hai DNA mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một DNA giống với DNA mẹ còn DNA kia có cấu trúc đã thay đổi.
C. trong 2 DNA mới, mỗi DNA gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
D. sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của DNA trên hai hướng ngược chiều nhau.
Câu 9: Quá trình tổng hợp RNA được thực hiện từ khuôn mẫu của
A. phân tử protein.
B. ribosome.
C. phân tử DNA.
D. phân tử RNA mẹ.
Câu 10: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã hoá.
B. mRNA.
C. tRNA.
D. mạch mã gốc.
Câu 11: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. DNA và RNA.
B. protein.
C. RNA.
D. DNA.
Câu 12: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là
A. anticodon.
B. amino acid.
B. codon.
C. triplet.
Câu 13: Quá trình phiên mã xảy ra ở
A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn.
B. sinh vật có DNA mạch kép.
C. sinh vật nhân chuẩn, virus.
D. virus, vi khuẩn.
Câu 14: Trong quá trình phiên mã, chuỗi polyribonucleotide được tổng hợp theo chiều nào?
A. 3’ → 3’.
B. 3’ → 5’.
C. 5’ → 3’.
D. 5’ → 5’.
Câu 15: Đơn vị mã hoá cho thông tin di truyền trên mRNA được gọi là
A. anticodon.
B. codon.
C. triplet.
D. amino acid.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................